Page 163 - nam bo xua va nay
P. 163

quân Lê Văn Duyệt có việc lai kinh, ông được cử quyền nhiếp Tổng
                    trấn Gia Định Thành (hiểu là toàn miền Nam).

                          Ngày mùng 6 tháng 6 năm  Kỷ Sửu (1829) ông Nguyễn Văn
                    Thoại đương nhiệm Bảo hộ Cao Miên lâm trọng bệnh mà mất, ông
                    Nguyễn  Văn  Tuyên  được  cử thay  thế (1830),  sắc  phong  nguyên
                    chức: Thống chế cai quản biền binh, bảo hộ Cao Miên quốc ấn, án
                    thủ Châu Đốc đồn kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ.

                          Giữ chức bảo hộ được hơn  1 năm, ông lâm trọng bệnh và mất

                    tại Châu Đốc ngày 28-5 năm Tân Mão (1831), thọ 68 tuổi. Linh cửu
                    ông được đưa về an táng tại khu mộ dòng tộc ở quê nhà Mỹ An thôn
                    thuộc  tỉnh  An  Giang  (nay  gọi  là  Mỹ  An  Hưng  thuộc  tỉnh  Đồng
                    Tháp).

                          Sau  140 nãm, khu cổ mộ vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhưng
                    do có nguy cơ sẽ  bị  dòng  nước  sông Tiền  làm  sụp  lở nên  gia tộc
                    quyết định cải  táng.  Các  ngôi  cổ mộ được xây  bằng chất liệu vôi
                    tạm  họp  và đá ong,  rất  quy  mô,  chắc  cứng,  do  đó  phải  nhờ đến
                    phương tiện cơ giới, vì sức người, dù đông, nhiều, cũng khó bề lay
                    chuyển nổi. Bên trong, các quan tài đều là gỗ quý nên phần lớn còn
                    nguyên vẹn, cả nhũng tấm minh tinh (triệu) cũng còn, nhưng không
                    thể không bị  mục bở.  Tất cả 6 phần  mộ ấy đều được di  dời  về an
                    táng bên cạnh đền thờ ông tại ấp Thái Ninh Bình gần  đó, vào ngày
                    15-5-1971.

                          Sử ghi về ông Tuyên Trung Hầu: “Nguyễn Văn Tuyên người
                    huyện  Vĩnh  An,  đầu  đòi  trung  hưng theo  quân  đi  đánh giặc,  lập
                    nhiều chiến công, làm đến vệ úy vệ Hữu bảo quân Chấn võ (...) lại
                    đem quân dân đào sông Vĩnh Tế; sau ra làm Trấn thủ hai tỉnh Định
                    Tường và Vĩnh Thanh, lại làm Án thủ Châu Đốc, bảo hộ nước Cao
                    Miên”.


                    180
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168