Page 166 - nam bo xua va nay
P. 166

Đ      ạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa  được sáng lập bởi Đức Bổn Sư Ngò
                                 Lợi (1831-1890). Ông là một người giàu lòng yêu quê hương
                                đất nước và thương người.

                               Theo đức tin,  những người theo đạo Tứ Ân Hiếu  Nghĩa  bấy
                         giờ (và còn truyền đến bây giờ) tin rằng: Đến một ngày nào đó sẽ có
                         một tiếng nổ vang trời xé đôi núi Cấm (Thất Sơn, An Giang), trong
                         đó sẽ hiện ra cung son, điện ngọc, nơi  diễn ra Hội Long Hoa. Vào
                         “ngày tận thế” ấy, chỉ những  người  theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa-
                         con của trời, Phật mới sống sót. Một đấng Minh vương sẽ lập lại đời
                         thượng ngươn, lập nên cuộc sống thái bình, an lành. Đó là niềm tin
                         tôn  giáo.  Nhưng  nhiều  người  cho  rằng  khái  niệm  tận  thế và Hội
                         Long Hoa chỉ là sự ẩn dụ về ngày tàn của thực dân Pháp, ngày độc
                         lập của dân tộc  Việt Nam.  Và điều  này không phải  vô căn cứ nếu
                        tìm hiểu tường tận các hoạt động thực tiễn, sự nhập cuộc với lịch sử,
                        với vận mệnh dân tộc của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Như vậy có thể
                        nói:  ngọn  cờ tôn  giáo  bấy  giờ là  một  sự lựa chọn  trong buổi  đầu
                        chống Pháp ở vùng đất mới và trở thành vũ khí tinh thần của một bộ
                        phận  nông dân  trước kẻ thù có tàu  đồng, súng sắt,  mắt xanh, mũi
                        lõ...



                              Để thể hiện mục tiêu chống Pháp lâu dài, năm  1876, Ngô Lợi
                        (còn gọi là Năm Thiếp) dãn tín đồ vào núi Tượng (một trong 7 ngọn
                        núi  ở vùng Thất  Sơn)  khai  hoang  mở đất,  lập  nên các  trại  ruộng,
                        hình thành bốn làng An Định, An Hòa, An Thành và An Lập (Nay
                        là xã Ba Chúc, An Giang). Thực chất  của việc trảm thảo khai sơn
                        (theo cách gọi của tín đồ)  là lập một căn cứ, chuẩn  bị  những điều
                        kiện kháng chiến chống Pháp lâu dài.  Đây là một phương thức phù
                        họp sau tình hình các cuộc khởi nghĩa vũ trang của Nguyền Trung



                        184





                                                                                        Á
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171