Page 172 - nam bo xua va nay
P. 172

xử tử cả 8 người tại chỗ và chôn chung  một hầm.  Cuối năm, Năm
                    Cũi (tức Nguyễn Thành Liễu) nguyên là dò thám của Đốc Phủ Lộc
                    lên núi Tượng theo dõi Năm Thiếp, (trong quá trình gân kề với một
                    giáo chủ uy tín, đức độ, Năm Cũi được cảm hóa, tự nguyện ở lại với
                    Năm Thiếp)  đã tổ chức  ám  sát  Đốc  Phủ  Lộc.  Nhưng cuộc ám sát
                    không thành, tên Việt gian có thể nói là độc ác nhất ở Nam kỳ, Trần
                    Bá Lộc thoát chết.
                          Nhằm đánh lừa Pháp, tránh sự rình rập của chúng, tín đồ phao
                    tin Năm Thiếp đã chết.  Họ lập mộ giả ở doi  Hai  Ký  (Núi  Dài, An
                    Thành).  Ngày  nay,  vào  dịp Thanh  minh,  nhân dân  ở đây  vẫn tiến
                    hành tảo mộ ở nấm mồ giả ấy.

                          Đầu  năm  1888,  Pháp  lại  kéo  vào  núi  Tượng,  tín  đồ  lại lẩn
                    trốn,  Pháp  tiếp  tục  đốt phá  những  ngôi  chùa vừa  xây  dựng lại và
                    cướp đi nhiều báu vật. Đây là lần thứ 7, cũng là lần cuối cùng kể từ
                    lần đầu tiên, năm  1881, chúng tiến đánh căn cứ núi Tượng, các làng
                    đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Năm Thiếp và những người yêu nước.

                          Tháng  2-1888,  Pháp  nhận  thấy  không  thể  dùng  bạo  lực để
                    truy bức những người đang sống ở An Định ra khỏi vùng này, chúng
                    phải thay đổi sách lược, thừa nhận sự tồn tại của An Định, cho tín
                    đồ sinh sống tự do và dùng hội tề mạnh để kiểm soát. Đồng thời xáo I

                    trộn các thôn do Năm Thiếp lập ra.  Mỗi  thôn nhập về một làng kế I
                    cận: An Định nhập vào Ba Chúc, An Thành nhập về Lưomg Phi... I
                          Sự thay đổi chính sách của người  Pháp cũng  là sự phản ánh I

                    ưu  thế của chúng.  Tháng 9-1888,  phong trào Cần  Vưcmg thất bại. Ị
                    Nhà  yêu  nước  Năm  Thiếp  bấy  giờ  phải  ẩn  lánh.  Còn  nhiều  câu I
                    chuyện cảm động về một con người  nuôi chí lớn, nhưng cũng cảm
                    thấy bất lực vào cuối đời.  Năm  1890, Ngô Lợi mất.  Mộ táng ở núi




                    190
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177