Page 213 - nam bo xua va nay
P. 213
(Ingénieur des Arts et Manufactues de p ecole Centrale de Paris). Trở
về nuớc, cụ được nhà cầm quyền Pháp cử lên tỉnh Vân Nam (một tỉnh
của Trung Quốc giáp Việt Nam) để thiết lập đường hỏa xa nối liền
Trung Quốc với Đông Dương. Đến năm 1909, cụ được điều về làm
việc ở Sở Công chánh tại Sài Gòn tới năm 1940 mới thôi.
Từ năm 1933, cụ Lang đã được bổ nhiệm làm “Hội viên Hội
Đồng Danh dự và Cố vấn” tới năm 1942.
Cuộc chiến tranh Việt - Pháp nổ ra, Pháp tạo dụng một chính phủ
do bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh đưọc Pháp đưa ra làm Thủ tuóng, và người
Pháp có mòi cụ Lưu Văn Lang tham gia nhưng cụ Lang từ chối họp tác.
Năm 1930, chính phủ Pháp ủy nhiệm Bộ Lao động và Vệ
Sinh thưởng huy chương bạc cho phu nhân của cụ Lang vì tài giáo
dục và đạo đức của bà Lưu Văn Lang đã sinh ra 9 người con đều
nuôi dưỡng đủ và giáo dục, thể dục nên người. Những báo trong Sài
Gòn năm 1930 như tờ Phụ Nữ Tân Văn số 49 có đăng hình gia đình
cụ Lưu Văn Lang và bài viết về tài đức của gia đình cụ Lang.
Những năm 1930, kinh tế phát triển, nên cụ Lưu Văn Lang,
Huỳnh Đình Khiêm và Trần Trinh Trạch là ba nhà sáng lập Việt
Nam Ngân hàng đầu tiên tại Sài Gòn.
Năm 1954, cụ tham gia phong trào Hòa Bình do luật sư Nguyễn
Hữu Thọ lãnh đạo, và cụ Lang được bầu làm chủ tịch danh dự. Vì
cụ Lang tham gia phong trào yêu nước, đòi hòa bình nên chính
quyền Ngô Đình Diệm đã bắt giam cụ Lang ngay từ lúc phong trào
hoạt động công khai tại Sài Gòn. Bị giam cầm nhiều năm, ngày 3'
8-1969 cụ Lưu Văn Lang từ trần để lại niềm thương tiếc cho nhiều
người. □
{Xưa & Nay 10/97)