Page 215 - nam bo xua va nay
P. 215
đó, một bạn học cũ mời ông hùn vốn để mở một xưởng đúc. Ông
Cân không sẵn vốn thì có người ứng trước. Thế là một xưởng đúc
được hình thành ở Chợ Quán.
Trong thời gian ở Sài Gòn 1936-1945, ông có mặt trong hoạt
động của nhiều nhóm, hội đoàn có tính nghề nghiệp hay văn hóa,
xã hội. Nhà cầm quyền thuộc địa không khỏi để ý đến một người trí
thức sinh động được đào tạo từ Pháp như kỹ sư Kha Vạng Cân. Họ
muốn lợi dụng ông với tư cách là công thương gia bằng cách đưa
ông vào một số tổ chức của họ, một phần nào là để tranh thủ sự
trung thành của người bản xứ.
Điều đáng chú ý trong giai đoạn này là ngoài việc từ chối sự
ưu đãi cho nhập quốc tịch Pháp, ông còn có mặt trong nhóm Văn
Lang (Chỉ một cái tên nhóm thôi cũng nói lên được một phần nào
cái tinh thần của nhóm). Nhóm gồm một số trí thức được đào tạo từ
Pháp như bác sĩ Hồ Tá Khanh, Dương Tấn Tươi, Nguyễn Văn Nhã,
Phạm Ngọc Thạch,..., kỹ sư có Nguyễn Ngọc Bích, Kha Vạng Cân,
Nguyễn Văn Nghiêm (sau này là ủy viên ủy ban hành chính Nam
bộ, 8-9-1945),... Họ hợp sức xuất bản tờ tuần báo Văn Lang (số 1,
29-7-1939), từ đó, người ta lấy tên báo mà gọi nhóm.
Kỹ sư Kha Vạng Cân, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, trạng sư Thái
Văn Lung,... đều là những nhà trí thức được đào tạo từ Pháp. Họ
thường gặp nhau khi sinh hoạt trong Hội Hướng đạo (riêng hai ông
Thạch và Cân cùng có mặt trong nhóm Văn Lang). Điều này giúp
chúng ta hiểu tại sao tồ chức và thể lệ “Thanh niên tiền phong”
(TNTP) do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khởi xướng sau này có phần
giống với Hướng đạo. Một chỗ khác quan trọng là cái màu sắc chính
trị của nó khá đậm nếu không muốn nói là rất đậm, với hai khẩu
hiệu: Việt Nam độc lập, Việt Nam thống nhất và nhất là với việc