Page 25 - nam bo xua va nay
P. 25
C ho đến đầu thế kỷ XVII, cũng như toàn vùng Đồng Nai-Gia
Định (tức Nam bộ nói chung), vùng đất ngày nay là Long
An vồ cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được
khai phá. Khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Mai đến những thập niên
cuối thế kỷ XVII, Lê Ọuý Đôn còn nhận xét rang “Ở phủ Gia Định,
đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu
trở vào, loàn là rùng rậm hàng ngàn dặm”11’.
Đến giữa thế kỷ XVII, lưu dân người Việt đến định cư hoặc
tạm trú ở Bến Nghé càng ngày càng nhiều hơn, và từ đó theo sông
Rạch Cát, họ phát triển dần xuống phía Nam, đặt chân vào vùng dất
ngày nay là Cần Giuộc, Cần Đước.
Ngoài số lưu dân từ Đồng Nai-Bến Nghé chuyển xuống phía
Nam, trong thế kỷ XVII, người dân phiêu tán miền Trung còn đi
thuyền vượt biển thẳng vào cửa Soài Rạp, dến định cư ở hai bên dịa
vực sông Vàm cỏ, rồi tiến sâu vào đất liền thuộc địa vực Long An
ngày nay.
Những lưu dân đến vùng đất Long An từ hai hướng nói trên,
trước tiên đã chiếm ngụ và khai khẩn những giồng đất cao ráo vùng
Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, các giồng đất ven sông Vàm cỏ
Đông (tên cũ là sông Thuận An), Vàm cỏ Tây (tên cũ là sông Hưng
Hòa) như giồng Cai Én (còn gọi là giồng Cai Yến, nay thuộc xã
Khánh Hậu, thị xă Tân An).
Các khu vục này đến cuối thế kỷ XVII - năm 1698, khi Nguyễn
Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh dinh đất Gia Định, lập
ra hai huyện Phước Long và Tân Bình - đã trở thành một bộ phận
của huyện Tân Binh.
Trong thế kỷ XVIII, những dòng lưu dân lại tiếp tục đến Long
28