Page 26 - nam bo xua va nay
P. 26

An, và việc khai phá vùng đất này được ngày một mở rộng thêm ra.
            Tham gia khai  khẩn đất  đai  hồi  này,  ngoài  số lưu  dân cũ  và
       mới, còn  có một  bộ phận  binh  lính của chúa Nguyễn.  Các  đơn  vị
       quân đội của chúa Nguyễn trong những  lần hành quân  xuống phía
       Nam, mỗi khi dừng chân trú đóng ở một địa phương nào, thườnữ tổ
       chức khai khẩn đất đai chung quanh địa điểm trú quân dể mở rộng
       thêm diện  tích canh tác nói chung,  đồng thời  góp phần giải  quyết
       vấn đề lương thực tại chỗ. Trên vùng đất ngày nay là Long An, năm
       1705,  Nguyễn  Cửu  Vân,  sau  khi  giúp  một  hoàng  thân  Chân  Lạp
       đánh bại quàn can thiệp Xiêm, đa kéo quân về đồn trú ở Vũng Gù.
       Tại  đây,  ông cho quân  khai  phá  hai  bên  bờ sông  Vũng Gù  (đoạn
       sông  Vàm cỏ Tây chảy qua thị  xa Tân  An  ngày  nay),  nạo vét  và
       khai thông con rạch Vũng Gù (kênh  Bảo Định ngày nay).

            Trong nửa đầu thế kỷ XVIII, lưu dân đến Long An từng bước
       phát triển  việc  khai  phá lên  phía vùng  tây  bắc,  bao gồm phần  đất
       phía bắc quốc  lộ  1 đến  Đồng Tháp Mười, (vùng Tân Thạnh,  Mộc

       Hóa,  Vĩnh  Hung  ngày nay)  thuộc  phủ Tầm  Bôn.  Đến  giữa thế kỷ
       XVIII, dân  số vùng  này  đa khá đông,  lên  tới  vạn  người  và ruộng
       nương khai phá được nhiều. Trong tờ sớ gửi lên Nguyễn Phúc Khoát
       năm  1753, Nguyễn Cư Trinh nói rõ là “từ xứ Sài Gòn đến phủ Tầm
       Bôn... đất đai  mênh mông, ruộng nương rất nhiều, dân số đến  vạn
       người”(2). Từ năm  1756, khi Nguyễn Phúc Khoát chấp thuận đề nghị
       của Nguyễn Cư Trinh tiếp quản vùng này, thì lưu dân kéo đến càng
       nhiều và việc khai phá càng được mở rộng thêm.

             Như vậy dến cuối thế kỷ XVIII, lưu dân đến làm ăn sinh sống
       trên đất Long  An đã khá đông  và công cuộc  khai  phá dất đai, xây
       dựng quê hươnc đa tiến triển  một bước dáng kể. Theo lời  khai của
       cai bạ Nguyễn  Khoa Thuyên, được  Lê Quý  Đôn  ghi  lại trong Phủ


                                                                     29
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31