Page 30 - nam bo xua va nay
P. 30
Bước vào thế kỷ XX, tình hình xã hội ổn định trở lại. Trong
bối cảnh đó, cũng như trên toàn cõi Đồng Nai-Gia Định, ở vùng đất
Sài Gòn-Long An, dân chúng lại tụ tập làm ăn đông đảo, số dân mỗi
ngày một tăng trưởng. Vì lẽ đó mà huyện Tân Bình được thăng lên
làm phủ, bốn tổng Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc
được thăng lên làm huyện. Vùng đất Long An ngày nay thuộc một
phần của huyện Tân Long, huyện Thuận An và huyện Phước Lộc.
Thời Minh Mạng, hai huyện Thuận An, sau đổi tên là huyện
Cửu An và Phước Lộc, lại được tách ra khỏi phủ Tân Bình và lập
thành phủ Tân An. Phủ Tân Bình và phủ Tân An hợp thành tỉnh
Phiên An, đến năm 1836, đổi thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, lại
thiết lập thêm phủ Hòa Thạnh gồm hai huyện Tân Thạnh (vùng
Châu Thành cũ) và Tân Hòa (Gò Công). Đến năm 1852, Tự Đức bỏ
phủ Hòa Thạnh, đặt huyện Tân Hòa, kiêm nhiếp huyện Tân Thạnh,
trực thuộc phủ Tân An. Như vậy đến giữa thế kỷ XIX, bản đồ hành
chính của phủ Tân An-vùng đất Long An ngày nay-đã được xác lập
về cơ bản, bao gồm 4 huyện: Cửu An, Phước Lộc, Tân Thạnh, Tân
Hòa.
Theo Gia Định thành thông chí, từ khi đào kênh Ruột Ngựa
(1779) và việc nạo vét các kênh Bảo Định (1819), kênh Trà Cú
(1829) (còn có tên là sông Lợi Tế, nay là kênh Thủ Thừa) được tiến
hành, nhất là sau khi mở đường thiên lý phía Nam (1790)-con đường
giao thương từ Sài Gòn qua Lò Gốm xuống Bình Điền đến Bến
Lức, Thủ Thừa, Mỹ Tho và đồng bằng sông Cửu Long-việc buôn
bán trở nên tấp nập. Ở đoạn sông Tân Long, giáp giới với huyện
Thuận An, “dọc theo sông phố xá trù mật có bán ghe nhỏ, than củi,
dầu rái, bao lác và buồm ghe. Quá 3 dặm đến quán Ba Cây Da (tục
danh quán Ba Cụm) và trước khi đến sông lớn Thuận An (tức sông