Page 28 - nam bo xua va nay
P. 28
trên toàn vùng Đồng Nai-Gia Định (chỉ cả vùng đất ngày nay gọi là
Nam bộ) hầu hết đều là dân nghèo phiêu bạt, phương tiện thiếu
thốn, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, thêm vào đó là vùng đất mới
tuy phì nhiêu nhung cũng chứa đựng nhiều trở lực như lắm sông
rạch, sình lầy, lại có cả sấu, thú dữ, chuột bọ, rắn rết v.v... cho nên
trên cả khu vực rộng lớn, những điểm định cư và khai phá mới chỉ là
rải rác đây đó. Phần lớn nằm trên những giồng đất cao ráo và những
dãy đất nằm ven theo những sông rạch, là nơi có nguồn nước ngọt
để tưới ruộng và sinh hoạt. Ớ những nơi khác, do điều kiện khai
thác quá khó khăn, tình trạng hoang hóa vẫn còn là phổ biến. Đến
cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, vùng thượng lưu sông Thuận
An (Vàm c ỏ Đông) “ruộng đất mới khẩn, còn nhiều rừng rú”(6), còn
vùng thượng lưu sông Hưng Hòa (Vàm cỏ Tây) thì “đường nước
quanh co, cỏ cây rậm rạp” và “đất đai bùn lầy, đến lúc mưa lụt,
nước đầy tràn ngập, trên đất liền cũng đi thuyền được”(7). Nói tóm
lại, do môi trường thiên nhiên mới mẻ, có nhiều khó khăn, trở ngại,
cùng với sự hạn chế của điều kiện chủ quan, nên mặc dù sự nỗ lực
rất lớn của người nồng dân lưu tán vốn có truyền thống lao động
cần cù và sáng tạo, ruộng đất khai thác được trong hai thế kỷ XVII
và XVIII nói chung là còn ít. Chính vì vậy mà cho đến cuối thế kỷ
XVIII, ở vùng đất Long An ngày nay chỉ mới lập được hai tổng
Thuận An và Phước Lộc thuộc huyện Tân Bình. Sang đầu thế kỷ
XIX, hai tổng trên mới được nâng lên thành huyện<8).
Với số đất đai khai thác được tuy còn ít ỏi, với toàn bộ diện
tích tự nhiên, những người khai phá đa tiến hành việc sản xuất nông
nghiệp trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo, phù họp với điều
kiện chất đất, thời tiết, khí hậu ở nơi mới đến, những kinh nghiệm
cổ truyền đã được tích lũy từ lâu đời trên quê hương cũ.
31