Page 27 - nam bo xua va nay
P. 27
biên tạp lục, thì vào thập niên 70 thế kỷ XVIII, huyện Tân Bình
(Long An chiếm 2 tổng trong số 4 tổng của huyện này) có hon 150
thôn, số dãn 15.000 đinh(-,). Nếu tính bình quân cứ 5 người dân có
một dân đinh thì tổng số dân là 75.000 người với tổng số ruộng thực
trưng là 1.454 mẫu 2 sào 8 thước 1tấc (đấy là chưa kể các khoản đất
rẫy, đất dâu, đất mía, đất vườn trầu, ruộng các họ, ruộng quan đồn
điền)(4). Diện tích khai phá mở rộng dần từ vùng đông bắc, đông
nam tiến dần về phía tây. Với truyền thống lao động cần cù, với tinh
thần vượt khó, những lưu dân ở đây cũng bắt đầu tiến công khai phá
cả những vùng điều kiện canh tác không thuận lợi lắm. Đó là vùng
đất bị nhiễm mặn nằm giữa sông Rạch Cát và sông Soài Rạp, vùng
hạ lưu sông Vàm cỏ, tức miền hạ các huyện Cần Giuộc, Cần Đước,
Vàm Cỏ ngày nay. Bằng những kinh nghiệm canh tác đã tích lũy,
cộng với việc nắm bắt được những quy luật về thủy triều, về thời
tiết, nắng mưa, nên họ cũng đã đạt được những kết quả khả quan về
nông nghiệp. Ở đây, cùng với nghề nông, còn có nghề than củi, sân
bắt thú và nghề đánh bắt cá tôm trên các dòng sông nước lợ.
Đương nhiên, vấn đề nước ngọt cho sinh hoạt và cho cây trồng
vẫn là hạn chế khách quan lớn nhất của vùng này mà những điều
kiện của nền sản xuất và kỹ thuật lúc bấy giờ chưa cho phép khắc
phục được. Sách Gia Định thcình thống chí chép: “Huyện Thuận
An (một phần Bến Lức và Thủ Thừa, Tân Trụ) huyện Phước Lộc
(Cần Giuộc, Cân Đước) đều ở gân biển, nước tuy lạt mà nấu sôi lại
mặn, không thể dùng được... Cho nên... có người chuyên nghiệp rửa
sạch lòng ghe đi chở nước ngọt đến mấy chỗ ấy đổi lúa gạo được
mối lợi khá nhiều”<5).
Tuy nhiên vì dân số nói chung còn ít so với tổng diện tích tự
nhiên, hơn nữa những lưu dân đến đây cũng như ở những nơi khác
30