Page 29 - nam bo xua va nay
P. 29

“Gia Định nlìất thóc nhì cau " - câu ngạn ngữ ấy phản ánh sự
                        trù  phú  của  một  vùng  đất  mới.  Trên  cơ sở sản  xuất  nông  nghiệp
                        bước  đàu  phát  triển,  các  thị  tứ,  các  chợ  nông  thôn  dần  dần  hình
                        thành, làm nơi để dân chúng đến trao đổi nông sản, thực phẩm, sản
                        phẩm thủ công nghiệp cùng những vật dụng cần thiết khác của đời
                        sống. Thời kỳ này, trên địa bàn huyện Tân Bình (bao gồm phần lớn
                        Long An) đã xuất hiện 5 chợ lớn: Rạch Cát, Sài Gòn, Phú Lâm, Lò
                        Rèn, Bình An(9) và đất Long An cũng sớm trở thành cửa ngõ và đầu
                        mối  lưu  thông  buôn  bán  quan  trọng  giữa  xứ đô  hội  Sài  Côn  với
                        đồng bằng sông Cửu Long. Trong các thế kỷ XVII, XVIII, khi chưa
                        mở kênh Ruột Ngựa (1772), thì thuyền buôn đi từ sông Bình Dương
                        vào sông Đại Phong (rạch Ông Lớn) lên sông Xá Hương, đến sông
                        Tra tới sông Kỳ  Hôn, rồi ra sông lớn Mỹ Tho(10).

                             Ớ vùng tày  bắc  và tây  nam  Long  An,  thuyền buồm  đi  theo
                        tuyến đường sông Rạch Cát-Chợ Đệm-Bến Lức-Thủ Thừa-Vàm cỏ
                        Tây-Rạch Chanh-Mỹ Tho. Đây là đường sông thứ hai nối Sài Gòn
                        với đồng bằng sông Cửu Long. Trên đường sông này, ở những giáp
                        nước  và các  bến  sông, đã hình  thành những tụ điểm buôn bán  lúa
                        gạo, nông sản, hàng thủ công. Những tụ điểm này về sau phát triển
                        thành những chợ như chợ Phước Tú (Bến Lức), chợ Cai Tài (Vàm
                       Cỏ), chợ Vũng Gù (Tân An)...

                             Từ thập niên cuối thế kỷ XVIII, tình hình khai phá ở vùng đất
                        Long  An  được  đẩy  mạnh  hơn  do  chính  sách  khuyến  khích  khẩn
                       hoang và sản xuất nông nghiệp của Nguyễn Ánh nhằm tích trữ lương
                       thực cho cuộc chiến tranh chống Tây Sơn. Trên vùng đất Long An,
                       tháng năm  1790, Nguyễn Ánh cho đặt “Sở đồn điền”, rồi “lệnh cho
                       các đội túc trực và các vệ thuyền dinh trung quân ra vỡ ruộng... đặt
                       tên là trại đồn điền cấp trâu bò, điền khí và thóc, ngô, đậu giống”0



                       32
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34