Page 255 - nam bo xua va nay
P. 255
Người Khmer có tục thiêu xác, chùa là nơi để cho người dân
gởi cốt sau khi thiêu. Phong tục này có từ bao giờ không rõ nhưng
có vào sóc Khmer sẽ không ai thấy một nắm mồ mả nào. Nếu có là
của người Việt hoặc người Hoa. Do vậy, ngôi chùa nào cũng chiếm
một diện tích khá rộng rãi với những cây cổ thụ to, cao vút, là nơi
yên lành cho chim muông đến nghỉ ngơi, sinh sản. Ngoài ra, còn có
mấy ngọn tháp trầm lặng uy nghi. Có nơi còn có cả lò thiêu xác.
Một nét đẹp về văn hóa của người Khmer Nam bộ là tất cả
nam công dân đều biết chữ. Theo phong tục, người con trai khi lớn
lên phải vào chùa tu. Đi tu là vừa học chữ và học đạo. Đi tu để trở
thành người có nhân cách, có văn hóa và là một hình thúc để báo
hiếu. Nhà có con trai mà không đi tu là gia đình mang tiếng xấu.
Khi người con trai đã vào chùa tu rồi thì trở thành thành viên trong
Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng, mà mọi người gọi là “lục”. Hàng ngày,
cha mẹ, chị em phải dâng cơm cho “lục”. Gặp con, cha mẹ cũng
phải sùng kính thi lễ quỳ lạy như gặp “lục cả”. Thời gian tu được
qui định là ba năm nhưng cũng tùy theo cơ duyên của mỗi người.
Có người quá niên hạn mà vẫn còn tôn sùng đạo pháp, tiếp tục tu
hành. Người con gái ngoài đời chờ ngày “lục sất” (xuất thế) để làm
lễ cưới chồng mà chờ mãi cũng không xong.
Người phụ nữ Khmer thật đáng thương. Tối ngày quần quật
trong việc cấy cày, bếp núc, đương lác, lo kinh tế cho gia đình và
còn bị một số phong tục ràng buộc. Truyền thuyết ao Bà Om ở Trà
Vinh nói lên tinh thần quật khởi của nữ giới.
Về phương diện nghệ thuật, đôi tay của phái nam khỏe mạnh,
khéo léo, nhịp nhàng đưa chiếc ghe ngo dài trên hai mươi mét lướt
sóng như tên bay trong các cuộc đua thuyền. Trái lại đôi tay của
phái nữ rất uyển chuyển, dịu dàng, dẻo dai trong nghệ thuật múa.
277