Page 254 - nam bo xua va nay
P. 254
Người Khmer Nam bộ theo đạo Phật, phái tiểu thừa. Họ sống
quây quần chung quanh các ngôi chùa và coi ngôi chùa là nơi thiêng
liêng nhất trong cuộc sống. Tất cả cuộc sống tinh thần lẫn vật chất
họ đều tập trung hết cho chùa. Ngày trước đi từ đầu sóc đến cuối
sóc, trừ một số rất ít nhà khá giả tường gạch mái ngói, còn lại bao
nhiêu nhà ở toàn bằng tranh tre nứa lá lụp sụp. Tuy nhiên, đến ngôi
chùa thì thật là lộng lẫy, uy nghi.
Chùa Khmer dính liền vói danh lam thắng cảnh của địa phương
và là trung tâm văn hóa của các phum sóc. Riêng Trà Vinh có đến
141 trên hơn 600 chùa của cả đồng bằng sông Cửu Long. Ngôi chùa
Khmer đẹp nhất ở miền Tây phải nói là chùa Dơi ở Sóc Trăng, còn
có tên là Ma Ha Túc hay Mã Tộc. Ở Trà Vinh, trên đường đi từ thị
xã xuống Trà Cú cũng có một ngôi chùa Dơi rộng lớn nhưng không
sao sánh được với chùa Ma Ha Túc. Trái lại, tại thị xã Trà Vinh có
chùa Ong Mẹt là một ngôi chùa cố.
Chùa Khmer được tập trung đỏ tất cả cái nét đẹp về văn hóa,
mỹ thuật và nghệ thuật. Các cột, mái là những kiến trúc tinh xảo
mang tính đặc trưng của người Khmer Nam bộ. Nơi đây, nghệ thuật
tạo hình được phô bày trọn vẹn và đầy đủ nhất qua các ông thiện,
ông ác, các nam, nữ thần trên các đầu cột đỡ mái chùa. Tượng hình
rồng được cung kính xây trong chánh điện, mái chùa. Đây là một
sắc thái riêng của người Khmer Nam bộ. Nếu ai đến Nam Vang sẽ
thấy có sự khác biệt giữa hai biểu tượng thờ. Ở Việt Nam đi đến các
nơi thờ phượng tôn nghiêm hoặc danh lam thắng cảnh đều thấy
hình con rồng. Còn ở Nam Vang thì toàn là rắn. Ai yếu bóng vía
đến chùa Bà Pênh phải lạnh người với hai con rắn màu xanh to lớn,
mỗi con có chín đầu ngẩng lên cao hơn đầu người, phùng mang
trước cổng ra vào. Duy nhất tại nhà bảo tàng là có tượng rồng.
276