Page 251 - nam bo xua va nay
P. 251
đường Kinh Lấp, hương sư Tài đặt một trái ở ngả đường đi chéo với
đường xe lửa. Huỳnh Văn Tính đặt một trái ở dinh viên Chánh Soái.
Nguyễn Văn Thạnh là lính cựu pháo thủ coi việc bắn súng đại thương
còn mang tận vào dinh tên nguyên suý Nam kỳ mà đặt một trái.
Còn một trái nữa thì Tư Màng đặt tại sở Ba Son.
Khắp châu thành Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi nào có trái phá đặt ỉà
có yết thị dán tại đó. Việc đặt trái phá ở Chợ Lớn do hương trưởng
Ngọ phụ trách. Ngọ phái Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Văn Huân, Nguyễn
Đăng Hộ, Nguyễn Văn Cầu đặt trái phá ở Chợ Gạo, Chợ Bình Tây,
chân cột đèn, trên đường quan lộ. Đường quan lộ, nhà hội đồng làng,
đâu đâu cũng có yết thị, nhất là ở các tỉnh Tân An, Gò Công, Sóc
Trăng. Ngay tại dinh của tên tổng đốc Chợ Lớn cũng có yết thị dán.
Nguyễn Văn Đông làm phu trạm bưu điện còn nhờ hẳn một người
Cao Miên tên là Khuôn mang yết thị về dán tận Nam Vang.
4 ngày sau, tức là ngày 28-3, 600 công dân Chợ Lớn-Tân An
ùa vào châu thành. Họ mặc toàn y phục trắng, đầu chít khăn xéo, bỏ
mối lòng thòng giữa trán làm dấu hiệu. Trước khi đi, họ đã uống lá
bùa của hương trưởng Ngọ, nên tin rằng có thể biến hình, đi không
ai trông thấy. Họ đi từ những nơi có khi cách xa Chợ Lớn hàng 20,
30 cây số, đi bộ hay đi xe lửa đêm mà lên. Khi trời hửng sáng thì
những người ấy kéo ùa vào châu thành nhưng phần lớn đều bị bắt
trước tòa Bố, kho bạc, dinh tổng đốc.
Khi đến khám nhà Tư Phát, bọn Pháp còn tìm thấy 15 cây
gươm, 1 cây cờ đại sắc xanh, có hình rồng đỏ, nhiều áo lễ, bằng cấp
và sổ sách. Trong sổ sách có ghi rằng khi khởi nghĩa mỗi tỉnh phải
dùng cờ sắc riêng; cờ đen thì treo trên đỉnh núi, còn ngoài ra là cờ
đủ màu sắc: cờ sắc đỏ có hình ngôi sao trắng, cờ vàng có hình 7
ngôi sao đề 3 chữ “Đại Minh quốc”.