Page 31 - nam bo xua va nay
P. 31
Vàm Cỏ Đông) nửa dặm, có chợ Phước Tú (tục danh chợ Bến Lức).
Ờ phía nam sông ấy, quán xá trù mật, ghe thuyền qua lại tạm đình,
đợi nước lên sẽ đi vào Nam hay là ra Bắc. Sau chợ có ly sở, huyện
nha”a2).
Ở phía phủ ly Tân An (Quê Mỹ Thạnh) tình hình cũng diễn ra
tương tự. Gia Định thành thông chí chép: “Vào nam 9 dặm đến cửa
sông nhỏ Thủ Huấn (?), 5 dặm rưỡi đến sông Ngã Ba, 7 dặm đến
cầu Xã Hung, phía đông cầu, chợ quán trù mật... ”<13).
Vùng Mộc Hóa cũ cũng đã có quan hệ buôn bán với người
Cao Miên. Trịnh Hoài Đức viết về sông Bát Chiêng (đoạn sông
Vàm Cỏ Tây chảy qua Mộc Hóa) như sau: “Đất đai ở đây bùn lầy,
đến lúc mưa lụt, nước đầy tràn ngập, trên lục địa cũng đi thuyền
được, cho nên người buôn thường lén chở hàng hóa theo sông Bát
Chiêng qua sông Phiếm Da đến xứ Cầu Nam (tức B a -Phnom) rồi
tới Nam Vang để trốn thuế”a4).
Nhìn chung lại, trong khoảng hơn 200 năm, những lóp nông
dân từ các tỉnh miền Trung phiêu dạt vào Nam, thế hệ sau nối tiếp thế
hệ trước, với truyền thống lao động cần cù sáng tạo, nhất là với ý chí
quyết tìm con đường sống sau khi thoát khỏi ách áp bức bóc lột của
giai cấp địa chủ phong kiến ở quê hương cũ, đã cùng nhau chung lưng
đấu cật, dựa vào súc mạnh của cộng đồng, đã nỗ lục khai phá một
vùng đất đai rộng lớn. Thành quả lao động trong hơn 200 năm đó của
họ đã biến vùng đất hoang vu, sình lầy, đầy rừng rậm và cỏ lác thành
một khu vục dân cư trù phú, phát triển về nhiều mặt: nông nghiệp, thủ
công nghiệp, giao lưu hàng hóa, làm cầu nối giữa Sài Gòn và vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên
để tạo dụng cuộc sống, những đúc tính truyền thống như cần cù, chịu
khó, kiên cường, bất khuất v.v... của người Long An ngày càng được
34