Page 66 - nam bo xua va nay
P. 66

“th ấ y rá i rá c có m ấ y n óc nhà   còn ở Cửa Cạn cũng chỉ  “m ột vài
                          nhà  rả i  rá c  bên  b ờ  sôn g
                                _ “Dân  số’ tổng cộng của đảo  Phú  Quốc  và dân  số’ đảo lân
                          cận là 2000 toàn  là người  An Nam.  Ở các đảo này có 25 khách -
                          trú (Hoa) đều thuộc bang Hải Nam. Dân số tập trung ở Gian Đông
                          (Dương Đông), trung tâm chính đảo Phú Quốc  1100 người”.

                                Về sinh hoạt của cư dân vào giai đoạn này:
                                “ Dân cư ở Gian Đông (Dương Đông) có một nghề chính là
                          đánh cá và làm nước mắm.  Họ cQng làm cá và một ít mắm ruốc.
                          Sau hết, họ đốn ít cây trên rừng xẻ ra thành ván để bán. Họ cũng
                          cắt dây mây,  mang đi bán ở Vĩnh Long, Sa Đéc,  Cần Thơ và các
                          chợ khác”
                                _ “Dân  cư ở Dam  (Cửa Cạn) cũng cùng  nghề  nghiệp này.
                          Tuy nhiên nghề chài lưới và làm nước mắm thịnh hơn”.
                               _ “Dân  cư ở Hàm  Ninh  cũng  lên  rừng  lấy  các  thứ thổ sản
                          như cư dân Dương Đông. Nhưng nghề chài lưới và làm nước mắm
                          hầu như không có gì mấy. Về chài lưới, họ đánh giống cá đuối để
                          muối và phơi khô”.

                               _ “Dân cư bay Doc (bãi Đột) bay Ban (bãi Bổn) chuyên xẻ ít
                          ván gỗ, làm ít nước mắm, nhiều mắm ruốc, bắt nhiều con đồn đột
                         đem bán rất lời tại chợ Campot.  Lại nữa, họ câu thứ cá kên là Ca
                         Coue (?) để muối và đem bán tại Xiêm La và Cao Miên với giá rất
                         cao.  Rút  mắm  (mắm  ruốc),  thường  bán  cho  các  thuyền buồm ở
                         Huế vào hay ở Xiêm La tới  với giá rất hời”.

                               Người Pháp còn quan tâm đặc biệt đến những vùng đất màu
                         mỡ  của  Phú  Quốc.  Năm  1890  vài  người  Pháp  được  đặc  quyền




                         70
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71