Page 70 - nam bo xua va nay
P. 70
người nào tới số thì chịu bó tay không phương cách gì cứu chữa. Vả
lại thuốc men thiếu thốn hoặc không đủ súc trị chứng bệnh giết người
quá nhanh, nạn nhân chỉ còn mong ở thần quyền cứu vớt mà thôi. -
Không thể ngồi yên nhìn cảnh đau thương, ông bà Câu Lãnh
ăn chay ba ngày mồng sáu, bảy, tám tháng sáu, nằm đất, tắm gội
sạch sẽ đặt bàn thờ giữa trời nguyện xin om trên cho ông bà chết thế
đồng bào. Đúng đêm mồng chín bà thọ bệnh từ trần. Đang lo tẩn
liệm bà thì vào 2 giờ khuya mồng 10 ông cũng quy tiên. Nhân dân
mai táng ông bà xong thì bệnh dữ hết hoành hành, mọi người thoát
khỏi móng vuốt của Thần chết”.
ơn đức của ông bà được mọi người truyền tụng. Năm 1907,
ông Huỳnh Kim Ngưu, Hội đồng địa hạt cùng ông Hưomg chủ Bùi
Hiển Giảng cổ động đồng bào chung nhau lập ngôi miễu thờ và đặt
tên chợ là Câu Lãnh. Dần dần tiếng Câu nói trại ra thành tiếng Cao.
Cao Lãnh được nhìn nhận từ năm 1914.
Năm 1916, một nhóm đồng bào ở miền Trung thuộc tỉnh Bình
Định vào định cư ở Cao Lãnh bị mắc chứng bệnh khắc phong thổ,
uống thuốc Bắc, thuốc Tây không hết. Tưomg truyền rằng có nhiều
người vào miễu nguyện cầu được ông ứng mộng bảo vào miễu lấy
nước uống và khỏi bệnh, do vậy mà hội nhau hàng năm cúng giỗ
ngày sanh của ông bà nhằm 16 và 17 tháng 3 âm lịch.
Năm 1920, ông Hương cả Huỳnh Kim Sanh trình lịch sử ông
bà, nhờ ông Đốc phủ xứ Lê Văn Giáp, chủ quận Cao Lãnh chuyển
về triều đình Huế<2).
Năm 1936, Vua Bảo Đại sắc phong ông Dựa Bảo Trung Hưng
Linh Phò Chi Thần, nguyên âm như sau:
sắc Sa Đéc tinh, Mỹ Trà xã, phụng sự khai lập thị ấp Câu
74