Page 91 - nam bo xua va nay
P. 91

“  Kính dựng một miều  thần nơi chân  núi,  chạm đá làm bia.
  ghi to hai chữ Thoại Sơn, cùng kề rõ nguyên lai tên núi, ngõ hầu lưu
  lại đời đời không mất”.

       Qua văn bia và các nguồn sử liệu chính như Gia Định thành
  thống chí,  Minh Mệnh chính yếu,  Quốc triều chính biên,  Đại Nam
  nhất thôhg chí..., nhất là thực tế tại địa phương, ta thấy Thoại Hà có
  tên cũ là Tam Khê hay Ba rạch chứ không phải Lạc Dục. Đúng hơn,
  Lạc Dục là một bộ phận của Tam Khê. Sở dĩ có người nhàm lẫn về
  vấn đề này, có lẽ do căn cứ sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca
  của Nguyễn Liêng Phong, trước hết là câu “Hòn núi Thoại Sơn kỉnh
  Lạc Dục” trong bài “Long Xuyên phong cảnh thi”, và được -xác định
  rõ hơn  trong phần  viết về Long Xuyên của ông.  Tưởng cũng nên
  dẫn trích một đoạn để tham khảo:
                Đời Gia Long thập thất niên,
                Ông Bảo hộ Thoại phụng truyền chi sai.
                Đào kinh Lạc Dục rất dài,
                Ngang qua núi Sập trong ngoài giao thông.
                Rồi vừa một tháng nhơn công,
                Giáp vô Rạch Giá thương nông đều nhờ.
                Hườn thành hạng đạo tư cơ,
                Họa đồ với sớ chung tờ tâu dưng.
                Vua khen công khó nhọc nhằn.
                Cho tên núi Sập kêu rằng Thoại Son...
                Vinh như ông Thoại chi hơn,
                Danh tiếng không sờn nơi miệng người ta.

       Như vậy:
       1)  Kinh Thoại Hà được đào vét trước kinh Vĩnh Tế (chứ không




                                                               99
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96