Page 88 - nam bo xua va nay
P. 88

miền Cần Lố, bên kia Tiền Giang dụng một ngôi chùa tại Trà Bông,
  mở mang ruộng rẫy khắp nẻo Rạch Trà Bông, Rạch Ông Bường... Ở
  vùng này họ gặp một ngọn tháp cổ, xây  bằng những đá tảng to, các
  mạt được mài nhẵn vuông vắn, xếp chồng lên nhau như kiểu của kiến
  trúc Đế Thiên Đế Thích. Trước tháp có một tượng sư tử và một hình
  dưong vật (linga) của thần Siva bằng đá để thờ.  Đó là ngôi tháp thứ
  mười trong số mười ngôi tháp của vua nước Chân Lạp xây cất. Cánh
  đồng bao la bát ngát quanh đó vì thế được gọi là Đồng Tháp Mười...

       Tất cả những người mở đường phá lối này đều là những tín đồ
  thấm nhuần nhiệt tâm đạo đức của Phật Thầy, đầy lòng vị tha, cường
  tráng  khỏe  mạnh,  tinh  thông  võ  nghệ,  tự nguyện  chấp  nhận  một
  cuộc đời khó khăn nguy hiểm, gian khổ đạm bạc, lao động cật lực,
  cày  cuốc  đốt  rẫy  làm  nưong,  không  quản  sống  bằng  “đậu  khoai
  nuôi bữa, bắp rang đỡ lòng”.

       Họ không phải là những người đầu tiên, và cũng không phải
  là những người duy nhất. Tiếp bước chân họ. Một đoàn quan trọng
  khác cũng noi theo truyền thống Bửu Son Kỳ Hưcmg, di dân mở đất
  tại miền núi Tượng. Đó là tổ chức của Cụ Ngô Lợi dựng lên và đặt
  cho một cái tên đủ nói lên cốt cách của những người tham dự: “Hiếu
  nghĩa”. Hiếu nghĩa đã để lại tại Ba Chúc, Tịnh Biên, một vùng trù
  phú, thịnh vượng mà người đời nay được hưởng.
                                                (Xưa & Nay 2/97)



    Tải liêu tham khảo:

    - Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long của Nguyễn Văn Hầu.
    - Những người Việt tiên phong trên bước đường Nam tiến tại Cao Lãnh
    Kiến Phong của Lê Hương.



                                                               95
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93