Page 90 - nam bo xua va nay
P. 90
Sách Đại Nam nhất thống chí cũng mô tả đại lược như vậy và
có ghi thêm “trước gọi là sông Ba Rạch, từ Hậu Giang chia ra”. Sủ
cũ còn cho biết, Tam Khê là một con rạch tự nhiên, rất cần thiết cho
sự đi lại, nhưng đã bị khô cạn không sử dụng được, do đó sau khi trấn
thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao; công trình thủy lợi quan trọng đầu tiên phía tây sông Hậu
được khai thông, nhà vua rất hài lòng, nên “cho gọi tên sông là Thụy
Hà ( Thoại Hà) để biểu dương công lao”. Lại “thấy bờ đông bắc sông
có núi Lấp, cho đổi tên gọi là Thoại Sơn để nêu cao công lao của
Nguyên Văn Thoại; Thoại dựng đền thờ thờ thần ở chân núi và lập
bia, khắc hai chữ lớn: “Thoại Sơn ” (Đại Nam nhất thống chí).
Bia đá được dựng lại triền núi 4 năm sau ngày hoàn thành
kinh Thoại Hà. Văn bia gồm 634 chữ, do Đốc học thành Gia Định
nghĩ thảo, Công bộ Thiêm sự Đoàn hầu theo dõi việc chạm khắc
cho đúng nguyên tắc. Xin trích ra vài đoạn (đã dịch).
“Kế từ trời đất mở mang thì núi này lâu đời đã có, nhimg núi
được đặt tên thực bắt đầu từ nay. Huống chi tên núi được vua đặc
biệt ban cho, câv có đều tươi, khói mây đổi sắc; đem so với non núi
tầm thường thì nó có chỗ khác nhau xa!(lược một đoạn)... Nào ngờ
việc đào kinh được vua soi xét, đem tên của lão thần mà đặt cho tên
núi. Như thế là núi này tức lão thần mà lão thần tức là núi này; lâu
xa vòi vợi, cùng trời đất chẳng tiêu mòn.
“Rày về sau, phàm khách thuận dòng mà qua ngang chân núi,
chắc không ai không chỉ trò chuyện trò lý thú, ngưỡng mộ nhớ
nhung đến công đức cần mẫn của vua kinh lý cõi bờ, và sau nữa bàn
tới duyên cớ vì đâu mà núi được ban tên. Vinh thay cho tên ấy!
Vinh thay cho núi ấy! Bởi lẽ chẳng những vinh riêng cho núi, mà
lão thần rất đổi vinh ngộ lạ thường.
98