Page 87 - nam bo xua va nay
P. 87
xanh ngắt, cảnh núi Sam trở nên tươi đẹp, sừng sũng vọt ỉên. Ngắm
dòng nước biếc đến bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi
làm tuôn cuốn lãn khói nấu cơm, chúa chiến trên chót, hương tỏa
mây lồng...” (trích văn bia: Vĩnh Tế Son Lộ Kiều Luxmg Ký).
Từ giữa thế kỷ 19 từng đoàn khai hoang của Phật Thầy chia
nhau ra đi. Đoàn thứ nhất vào Thất Sơn, bên chân núi Két, một nơi
rừng bụi rậm rì, hổ báo như rươi. Đoàn chia làm hai nơi, một do cụ
Bùi Văn Thân túc tăng chủ Bùi Thiền Sư hướng dẫn, một do cụ Bùi
Văn Tây túc Đình Tây chỉ huy, cùng nhau góp súc dựng lập nên các
nông trại Hương Thới và Xuân Sơn. Đoàn thứ hai do cụ Quản Thành
dẫn đầu. Cụ Thành lúc đó là Chánh Quản Cơ, đã từ bỏ mọi chúc vụ để
đi theo Phật Thầy, và sau này cụ lại trở lại binh nghiệp, là một trong
những người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp tại Bẩy Thừa.
Đoàn đi đến Láng Linh - một vùng đầm lầy, “mùa nước nổi thì như
biển cả, mà mùa cạn thì như bãi cát hoang, ngập lút đầu lau đung, cỏ
lác”. Một trại ruộng mệnh danh là Bửu Hương Các đã được dụng lên
ở đây, để các tín đồ vừa ở vừa tu, vừa chăm lo khai khẩn. Vào thòi đó,
nhân dân ta còn chưa biết làm ruộng xạ, mùa nước lên, cây lúa bị ngạt
thở phải chết, còn con người thì đành bấm bụng nhịn ăn. Vừa hay, có
một người làm nghề mua bán cá sấu tên là Phan Văn Vàng đã mang
được từ Cao Miên về các giống lúa biết chạy nước: Giống “Nàng
Rừng”, giống “Đuôi Trâu”... nước lên đến đâu bồng lúa ngoi lên đến
đấy, không chịu thua, không chịu chết.
Đoàn thứ ba do cụ Nguyễn Văn Xuyên tức Đạo Xuyên lãnh
đạo đã đưa tín đồ về Cái Dầu nay là Bình Long, sát hữu ngạn Hậu
Giang, đất rộng mênh mông màu mỡ “cá trước sân, củi sau hè, vườn
đơm trái ngọt, ruộng đầy lúa thơm”.
Đoàn thứ tư do cụ Đặng Văn Ngoạn túc Đạo Ngoạn đưa về
P4