Page 97 - nam bo xua va nay
P. 97
vật khổng lồ. Với sức mạnh phi thường, hàng tháng xáng đào được
hàng trăm mét khối đất.
Hệ thống kinh đào cùng với mạng lưới kinh tưới tiêu nội đồng
đã mở ra những vùng canh tác rộng lớn. Đến năm 1933, các tỉnh
Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh đã trồng lúa
trên 966.000 ha, tạo ra sản lượng lúa hàng hóa xuất khẩu gần 1 triệu
tấn, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng lúa xuất khẩu trên toàn
Đông Dương thuộc Pháp.
Đồng hành với chiếc xáng là những chiếc tàu chạy bằng máy
hơi nước chở hành khách, vận tải hàng hóa và nhũng chiếc tàu sắt
chạy bằng dầu diesel kéo theo một dãy xà lan hoặc đoàn ghe chài
chở khẳm lúa gạo, than, củi... từ bán đảo Cà Mau về các đô thị và
trung tâm thương mại Sài Gòn - Chợ Lớn. Một chành lúa đồ sộ đặt
tại Cái Răng tiếp nhận lúa cả miền Hậu Giang và chế biến, chuyển
gạo lên Chợ Lớn để xuất khẩu. Chợ Cái Răng sớm trở thành nơi “đô
hội” đã được mô tả trong Nam kỳ phong tục diễn ca:
Chợ Cái Răng - xứ hào hoa
Phố lầu hai dãy xinh đà quá xinh
Có trường hát cất rộng thinh
Để khỉ hứng cảnh, thích tình xướng ca
Kinh tế phát triển và văn minh công nghiệp kích thích mạnh
mẽ xu hướng đô thị hóa. Tự thân kinh tế nông nghiệp cũng phát
triển đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu câu một xã hội tiêu dùng đang
hình thành. Người nông dân không chỉ trồng lúa mà còn lập vườn,
làm rẫy trồng hoa màu và chăn nuôi. Lúa gạo và các loại nông, lâm,
thổ sản khác, tuy sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công nhung do mở
rộng diện tích và quy mô khai thác, lưu thông dễ dàng theo đường
sông... đa thúc đẩv nền kinh tế hằng hóa phát triển phồn thịnh. Chợ
106