Page 98 - nam bo xua va nay
P. 98
búa mọc lên khắp nơi, hoạt động mua bán tấp nập trên những dòng
sông, dãn đến một bộ phận nông dân chuyển sang làm thương nghiệp:
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông.
Cơ chế thị trường mà đặc trưng là uy lục của đồng tiền, bắt đầu
tác động ngày càng sâu rộng đến các mối quan hệ trong gia đình,
ngoài xã hội. Một bộ phận nông dân rời bổ ruộng rẫy, trở thành lao
động làm thuê cho các chành lúa, nhà máy xay, sống lang bạt tha
hương để lại nỗi lưu luyến, nhớ thương cho gia đình, làng xóm:
Đừng ham hốt bạc ghe chài
Cột buồm cao, bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi.
Đồng tiền còn lên tiếng trong câu hát, điệu hò giao duyên:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thưcmg em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê.
Nếu nền công nghiệp phương Tây phô trương kỹ thuật tân kỳ
bằng chiếc xáng đào kinh và tài chạy trên sông thì những sản phẩm
khác của nền văn minh công nghiệp cũng là “chuyện lạ có thật’ lúc
bấy giờ. Nhà văn Sơn Nam kể lại rằng vào năm 1917, Sở Bưu chánh
Gò Công được phân phối 10 chiếc xe đạp (bấy giờ gọi là xe máy) để
làm phương tiện cho nhân viên đi phát công văn, thư tín. Họ phải
mời 2 chuyên viên từ Sài Gòn xuống tập luyện cho các nhân viên
bưu chính trong một tuần. Và ngay Tết năm ấy, một cuộc đua xe
đạp lần đâu tiên được tổ chức có 8 “cua rơ” tham gia toàn là nhân
viên bưu chánh. Người đương thời đã làm thơ khen rằng:
Lên yên chân đạp, phải tay ghì
Hai bánh tròn xoay chạy tít đi
107