Page 85 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 85
không chấp nhận dạy Vọng cổ trong đờn ca tài tử,
tôi cũng không màng, không buồn. Bởi, ngẫm lại,
thời gian sẽ là sự sàng lọc công bằng nhất. Tôi nhớ
những nhạc sĩ, có người lớn tuổi, có người bằng
tuổi hoặc có người nhỏ tuổi nhưng đó là “một thế
hệ vàng” đã lưu giữ và phát triển truyền bá âm
nhạc truyền thống dân tộc gần một thế kỷ, như Sáu
Tửng, Chín Kỳ, Giáo Thinh, Hai Khuê, Tư Huyện,
Bảy Hàm, Hai Biểu, Tư Nghi, Hai Phát, Chín Trích,
Muời Tiễng, Năm Vĩnh, Hai Thơm, Mười Còn, Sáu
Quý, Bảy Bá (Viễn Châu), Năm Cơ, Văn Vĩ...
Còn một người bạn nữa cũng để lại một dấu
ấn đẹp trong tâm khảm tôi: nhạc sĩ Michel Nguyễn
Phụng, Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc, một
người thông minh, hiểu biết, chân tình và hết sức
khẳng khái. Michel Phụng quê ở Bến Tre. Biết
ba anh thích nghe tiếng dờn của tôi, nên thỉnh
thoảng anh rủ tôi về Bến Tre chơi để dờn cho ông
già nghe. Bác sĩ Trần Quế Tử trị bệnh nổi tiếng ở
Bến Tre cũng chính là anh rể của Nguyễn Phụng.
Năm 1976, Michel Phụng sang sống ở Pháp cùng
các con. Thỉnh thoảng, anh vẫn thư từ qua lại hỏi
thảm sức khỏe vợ chổng tôi. Sống ở Reims, lúc rỗi
rảnh, Michel Phụng đã viết hồi kỹ, với tư cách là
người sáng lập, anh đã kể, mô tả và cung cấp nhiều
tư liệu quý vê' lịch sử thành lập trường Quốc gia
84 I KIMỬNG