Page 2 - TỔ QUỐC GỌI
P. 2
Quê quán chính của tôi là xã Mỹ Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh
Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp. Từ khi sinh ra cho đến khi thoát
ly gia đình, tuy có lúc đi nơi này nơi khác, nhưng chủ yếu vẫn
là cuộc sống nơi quê hương. Cho nên đối với quê hương, tôi có
nhiều ghi nhớ và kỷ niệm không bao giờ quên. Nhưng có điểm
đặc biệt là hình ảnh mà tôi còn lưu lại trong trí nhớ khi bắt đầu
biết nhận thức lại không phải là cảnh vật của quê hương Cao
Lãnh, mà là vùng đất mới mở Cà Mau ở tận cùng phía Nam
đất nước, nơi Cha Mẹ tôi từng tha phương đến đây làm ăn sinh
sống mà một thời có thể được xem như quê hương thứ hai: đó
là cảnh mọi người xúm lại chọn lựa cá tôm mỗi khi có một ghe
lưới vừa cập bến; đó là hình ảnh của đất Mũi với những giàn
lưới bay tung trước gió; đó là một đêm mưa bão trên một dòng
sông rộng, tôi và Cha Mẹ ở trên một chiếc thuyền con bị một
cơn gió mạnh thổi quay ngược mũi thuyền buộc Cha tôi phải
dầm mưa ra chống ngược trở lại. Và đó cũng chính là những
bước khởi đầu tuổi thơ của tôi, một tuổi thơ không mấy đủ đầy
khi cuộc mưu sinh của Cha Mẹ đang trong hồi chật vật ở chốn
quê nhà, hai vợ chồng phải cùng đứa con nhỏ (là tôi), trên một
mảnh thuyền con đơn chiếc, ra sức chống chèo qua không biết
bao nhiêu là sông to, rạch nhỏ với độ dài ngót nghét ba trăm
cây số mới tới được miền đất hứa Cà Mau. Mà Cà Mau thuở
ấy đúng là miền đất hứa bởi mọi sản vật đều quá đỗi dồi dào,
dân cư lại thưa thớt, “làm chơi ăn thiệt”. Như trong câu chuyện
kể trên về cảnh mọi người xúm lại chọn lựa cá tôm mỗi khi
có chuyến ghe lưới trở về, thì đã trở thành thông lệ, ai cũng
hiểu rằng trừ tôm để làm tôm khô, còn lại thì tha hồ, ai muốn
hốt bao nhiêu cua cá về nhà đều tùy ý. Cũng như câu chuyện
về các ghe ra khơi đi lưới đánh bắt cá gộc thì chỉ xẻ lấy phần
bong bóng đem phơi khô làm món đặc sản đắt tiền là “bóng cá
22 Nguyễn Long trảo