Page 7 - TỔ QUỐC GỌI
P. 7
hướng lên bờ, nên tôi cứ mò theo hướng đó mà bươn lên cho
đến khi trồi đầu lên khỏi mặt nước thì mới chắc là thoát chết,
bởi vì lúc đó đã muốn hụt hơi rồi. Tôi cố trườn lên bờ rồi nằm
sải tay sải chân thở một mình chớ không dám nói với Ông già
cũng đang tắm gần đó vì sợ bị đòn. Sau này nhân một lần nghe
Má kể chuyện thì mới biết đây là lần thứ hai tôi thoát chết chìm.
Số là khi tôi mới hai, ba tuổi gì đó, Má từ Cái Nhút bơi xuồng
ra chợ Cà Mau, có chở tôi theo chớ để ở nhà thì không ai trông
coi. Đến nơi bà lên trên chợ, để tôi ngồi dưới xuồng một mình.
Đi chợ mua các thứ xong quay trở xuống thì thấy quần áo, đầu
cổ tôi ướt nhem, lấy làm lạ bà quay sang hỏi người đàn bà trên
xuồng bên cạnh, được bà ta cho biết rằng lúc nảy đang ngồi, bà
nghe tiếng cái gì rơi xuống nước cái “chủm”, quay mặt lại thấy
tôi đang loi ngoi chưa kịp chìm, bà với tay nắm cổ tôi bỏ lên
xuồng cho ngồi đó. Thật hú hồn, và tất nhiên má tôi đã hết lòng
cảm ơn người đàn bà đó trước khi bơi xuồng đi.
Cũng giống một số nơi khác dọc theo sông Cao Lãnh, tại
bến sông này cũng có một chiếc bè tre rất lớn. Gọi là bè vì nó
được ghép bằng nhiều cốn tre mà người ta dùng để kè những
súc gỗ to từ Campuchia thả về theo sông Mê Kông, nó chẳng
khác gì những ngôi nhà nổi kiên cố trên sông. Những đêm trăng
thanh, anh Ba Thanh Nha nhà tôi thường cùng hai anh khác mà
tôi vẫn nhớ rõ tên là anh Năm Phàn (sau này vô kháng chiến
lấy tên là anh Sáu Chung, Huyện Đội trưởng huyện Cao Lãnh),
anh Toàn (lúc đó kêu theo tiếng Tàu là anh Sùn, sau này làm
trưởng đoàn Văn công Ngũ Yến thời kháng chiến chống Pháp)
lên trên bè tre ngồi đờn ca tài tử. Đôi khi cũng có một số người
ái mộ đến ngồi nghe hoặc ca hòa theo đờn. Anh Ba Thanh Nha
chuyên đờn kìm còn hai anh kia thì thay nhau đờn gáo và đờn
27