Page 41 - phan 2
P. 41
Còn tôi thì như bị hớp hồn mỗi khi đưa mắt dõi theo một
chiếc thuyền chở bộ đội mình lướt qua theo dòng nước trong
xanh của kênh Nguyễn Văn Tiếp. Ôi, hình ảnh của các anh bộ
đội chính quy từ nước ngoài về sao mà đẹp quá, oai hùng quá!
Những hình ảnh hấp dẫn đó của các anh bộ đội đã từng khiến
tôi có ý định trốn khỏi nhà đi theo, nhưng rồi cái cảnh cơ cực
của Má đã níu chân tôi lại.
Theo trí nhớ của tôi về thời kỳ đầu chống Pháp thì tại Khu
8 có ba đơn vị vũ trang nổi tiếng là bộ đội ông Nguyễn Hữu
Xuyến ở vùng Đồng Tháp Mười, lấy tên là Trung đoàn 115, bộ
đội ông Đồng Văn Cống ở Bến Tre lấy tên là Trung đoàn 99. Tuy
gọi là “Trung đoàn” nhưng ban đầu cũng chỉ cỡ một Liên đội
mạnh có tính chất địa phương trong từng tỉnh và sau tiến tới
Liên Trung đoàn trong Liên tỉnh. Ngoài ra còn có Bộ đội Hải
ngoại từ Thái Lan về, do ông Lê Quốc Sản và ông Dương Cự
Tẩm chỉ huy, sau này lấy tên là Trung đoàn 109.
Chính từ các đơn vị đầu tiên này mà về sau đã phát triển
thành các lực lượng vũ trang hoạt
động rộng khắp trong quân khu bao
gồm các đơn vị du kích vũ trang ở
từng xã, các đại đội độc lập ở từng
huyện và mạnh nhất là các đơn vị tập
trung ở cấp tỉnh như các Tiểu đoàn
307, 308, 309, 310 và 311, đều là
những đơn vị từng đảm đương một
cách có hiệu quả các nhiệm vụ chiến
đấu của của quân khu cho đến ngày
Đại úy Đặng Văn Tỷ,
nguyên Chính trị viên kết thúc cuộc kháng chiến chống
Tiểu đoàn 307
thời kháng chiến chống Pháp Pháp và tập kết ra miền Bắc.
109