Page 42 - phan 2
P. 42
Trong đó không thể không kể đến tiểu đoàn chủ lực vang
bóng một thời cùng với bài hát cũng nổi tiếng nhiều thời là Tiểu
đoàn 307 do nghệ sĩ tài hoa Quốc Hương biểu diễn mà cho mãi
đến ngày hôm nay tiếng hát vẫn còn vang vọng núi sông. Kể ra
thì trong cả nước từ ngày thành lập Trung đội Giải phóng quân
đầu tiên trước Cách mạng Tháng Tám, cho đến những Sư đoàn,
Quân đoàn về sau này, tôi chưa hề nghe một đơn vị bộ đội nào
mà bài ca nói về nó lại được mọi người khắp cả nước từ thế hệ
này đến thế hệ khác, hoặc là nghe, hoặc là biểu diễn một cách
say sưa hào hứng như đối với Tiểu đoàn 307 của đất Thành
đồng Nam bộ:
Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang
Cửu Long Giang sông trào nước xoáy.
Ai đã từng nghe tiếng Tiểu đoàn
Tiếng Tiểu đoàn Ba Trăm Lẻ Bảy...
Thiết nghĩ cũng nên kể đôi nét về Tiểu đoàn này theo
một bài viết của Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư
lệnh Khu 8:
Năm 1947 Bộ tư lệnh Quân khu 8 đã tổ chức ra một đại đội
xung phong được trang bị mạnh với vũ khí tốt và được huấn
luyện toàn đơn vị chu đáo để kết hợp với các trung đoàn địa
phương tổ chức các trận đánh lớn diệt nhiều địch và phát
động du kích chiến tranh. Trận đánh Giồng Dứa là một thực
nghiệm theo chiều hướng đó và đem lại thành công rực rỡ.
Nhưng cơ động trên toàn quân khu mà chỉ có một đại đội thì
quá nhỏ nên Bộ Tư lệnh Quân khu 8 đã quyết tâm tổ chức ra
tiểu đoàn tập trung bằng cách chọn lọc rút từ các trung đoàn
trong Quân khu mỗi nơi vài trung đội được trang bị vũ khí
tốt và đầy đủ cùng với đại đội xung phong của Quân khu hợp
110 Nguyễn Long trảo