Page 43 - phan 2
P. 43
thành, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân
khu. Tiểu đoàn được tập họp đầy đủ tại Đồng Tháp Mười
rồi đưa về huấn luyện tại Trường Quân chính Quân khu tại
tỉnh Bến Tre và khi huấn luyện xong thì tổ chức lễ xuất quân
cũng tại đây. Tiểu đoàn được đăt tên là 307, phối hợp chiến
đấu với các trung đoàn trong Quân khu đánh các trận Mộc
Hóa, các chiến dịch Cầu kè, Trà Vinh vv... và sau này được
cơ động trên chiến trường toàn Nam bộ, trực tiếp dưới quyền
của Bộ Tư lệnh Nam bộ. Cho đến khi chiến trường Nam bộ
chia thanh hai Phân Liên khu thì tiểu đoàn 307 trực thuộc Bộ
Tư lệnh Miền Tây Nam bộ. Như vậy Tiểu đoàn 307 sinh ra và
trưởng thành trong phong trào chiến tranh du kích Nam bộ,
nó thể hiện quá trình phát sinh và phát triển của chín năm
chống Pháp ở Nam bộ. Nó cũng nói lên sự sáng tạo từ thực tế
chiến đấu của chiến trường Thành đồng Tổ quốc trong cuộc
chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng .
(1)
Về các cán bộ chỉ huy của các đơn vị kể trên, là con dân
của đất Tháp Mười, sau này tôi được nghe kể nhiều về những
chiến công lẫy lừng của một người con xứ Bắc mà từ thuở thiếu
thời tôi đã rất thần tượng là ông Nguyễn Hữu Xuyến. Bao nhiêu
năm chinh chiến, hết đánh Pháp rồi lại đánh Mỹ, ông quả là một
người chỉ huy tài ba, đánh giặc khét tiếng, sau này được thăng
cấp đến quân hàm Trung tướng. Nhưng qua câu chuyện bên lề,
cũng nghe “khen” rằng vì là người có tài lại tốt tướng nên “Anh
Tám Xuyến” lại được nhiều chị em mến mộ! Thật bất ngờ là đầu
những năm 2000 tôi lại có dịp gặp chính ông tại Ban Bảo vệ
Sức khỏe Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tuổi đã ngoài tám
mươi nhưng vẫn còn rất phong độ, tôi chợt nhớ tới một câu hát
xuyên tạc rút từ bài Giải phóng quân thường được nghe thuở ấy
1 Hồi ký Gởi những người đang sống.
111