Page 70 - phan 2
P. 70
hiệu Philips loại “xịn” nhất thời đó, rà bắt sóng đài phát thanh
Nam bộ để nghe tin tức kháng chiến. Người con gái thứ chín
của bà mà tôi quen gọi là cô Chín, lại làm tiếp tế cho Việt Minh,
và chính mắt tôi nhiều lần trông thấy cô mua thuốc tây về nhét
trong các gói đường cát để chuyển vào chiến khu. Sau năm 1954
tôi đã gặp lại cô và đứa con trai khi mới tập kết ra tới Thanh
Hóa. Còn người con thứ mười hai tên là Gaston, không biết
hoạt động trong nhóm nào mà đã từng bị tên cò Jackquemer
bắt nhốt tại sở mật thám Cần Thơ. Cũng trong thời gian ông bà
Hội đồng Nghiêm là ông bà già chồng của chị Hai Thuấn, cũng
là bà con gì đó với ông bà Xã Long, từ Ô Môn chạy giặc Hòa
Hảo xuống tá túc tại đây, thì tối tối mấy chị con gái của hai bác
thường xúi thằng Chín Giáp ca những bài ca kháng chiến, hết
bài này đến bài khác, nghe rồi còn vỗ tay khen bể nhà, nhưng
không hề bị bà Xã Long la rầy. Đối với tôi, câu chuyện gia đình
bà Xã Long cũng là một khơi gợi, đâu phải tất cả những người
giàu có đang sống trong vùng tạm chiếm đều theo Tây, rồi chợt
nhớ đến những sai lầm mà tôi từng phạm phải đối các thầy học
cũ tại Trường Phan Thanh Giản - Cần Thơ mà suy cho cùng
cũng xuất phát từ sự hiểu biết nông cạn của mình.
Nhìn lại mấy năm về học ở Cần Thơ, thấy rằng bên cạnh
động lực nâng cao trình độ văn hóa để trở vào phục vụ kháng
chiến như tôi hằng quyết tâm, thì cái thân phận nhà nghèo
luôn muốn được “hóa rồng” vươn lên bằng người như Ba tôi
hằng mong ước lại càng khuyến khích tôi phải luôn cố gắng,
tranh thủ mọi cơ hội để học tập và tôi cũng là một trong những
học sinh giỏi của lớp. Về toán thì vừa học chương trình của
cấp mình tôi vừa tự học thêm chương trình của các cấp tiếp
theo. Về môn Pháp văn, vì tôi học theo hệ Lycée, khi vô lớp
thì nghe và nói toàn bằng tiếng Pháp, hơn nữa dạy Pháp văn
138 Nguyễn Long trảo