Page 4 - tap 2 phan 1
P. 4
Là đơn vị chủ lực duy nhất của Phân Liên khu, Ban Chỉ huy
Tiểu đoàn đã được đồng chí Tư lệnh Trần Văn Trà và Chính ủy
Phạm Hùng mời lên trực tiếp giải thích nội dung của Hiệp định,
đồng thời chỉ thị các công việc cần làm trước mắt để thi hành
Hiệp định. Trở về, các anh triệu tập Ban chỉ huy các đại đội, cán
bộ hai ban Tác chiến và Chính trị của Tiểu đoàn đến nghe phổ
biến lại. Quả thật, đây là một chuyện mà những người lính chúng
tôi chưa hề một lần nghĩ tới so với những gì được học từ quyển
sách gối đầu giường “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng
chí Trường Chinh, theo đó cuộc kháng chiến phải tuần tự qua ba
giai đoạn: phòng ngự, cầm cự rồi cuối cùng là phản công để giành
thắng lợi cuối cùng. Thế mà đang đánh nhau tưng bừng bỗng
dưng lại ngừng bắn, chuyển quân tập kết, đất nước tạm thời chia
đôi, miền Bắc sẽ hoàn toàn giải phóng, sau hai năm sẽ tiến hành
tổng tuyển cử trên toàn quốc để thống nhất đất nước bằng con
đường hòa bình... không thể hiểu?
Cho dù là thế nhưng mọi người đều hết sức vui mừng vì
sẽ có hòa bình, không còn chiến tranh chết chóc. Chỉ đọng lại
trong lòng một nỗi lo: rồi đây mình phải đi tập kết và sống ở
miền Bắc xa xôi tới hai năm, và liệu có chắc chắn hai năm sau sẽ
có tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước để mà trở về?... Lại
tự làm công tác tư tưởng: không được quên ý thức tổ chức kỷ
luật của người lính, bảo đi là đi, bảo ở là ở không thể làm khác.
Hơn nữa phải tin tưởng tuyệt đối vào sự sáng suốt của Chánh
phủ, của Bác Hồ.
Nhận thức của chúng tôi chỉ đơn giản là thế vì lúc đó chúng
tôi đều rất trẻ, lại thuộc cấp thấp trong quân đội, mọi hiểu biết đều
rất hạn hẹp. Còn vị tư lệnh Phân Liên khu Trần Văn Trà, người
đứng ra truyền đạt mệnh lệnh ngưng bắn và tập kết lại có cách
nhìn nhận về việc ký kết hiệp định, sau này được ông kể lại trong
258 Nguyễn Long Trảo