Page 8 - tap 2 phan 1
P. 8
nhất đất nước mà toàn thể dân tộc đã phải đổ ra biết bao xương máu
để giành lấy. Còn chuyện tổng tuyển cử, mọi người đều cho rằng
nếu có tổng tuyển cử tự do thì không chỉ đồng bào miền Bắc mà đại
đa số nhân dân miền Nam cũng sẽ bỏ phiếu cho Bác Hồ, bởi vì từ
Bắc chí Nam ai cũng biết Bác là một chiến sĩ cách mạng, từng bao
nhiêu năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, và sau khi trở
về đã lãnh đạo toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng tháng Tám
thành công, nước nhà được độc lập; rồi tiếp sau đó lại lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp suốt chín năm dài. Còn Bảo Đại
thì rõ ràng chỉ là một bù nhìn tay sai của thực dân Pháp, chắc chắn
không thể giành được phần thắng, bởi thế cho nên dễ gì chỉ dùng
đấu tranh chính trị mà có thể buộc họ phải chấp nhận tiến hành
cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước?
(1)
Cho dù có những vướng mắc như thế nhưng chúng tôi vẫn
vững một niềm tin: tin rằng một khi kẻ địch rắp tâm đi ngược
lại ý nguyện giành độc lập tự do và thống nhất đất nước của
toàn dân, giở trò lật lọng, chống lại Tổng tuyển cử, thì nhất định
đồng bào và những người kháng chiến còn ở lại sẽ đoàn kết và
nổi dậy đấu tranh. Và ngày ấy, cho dù chúng có lập một ngàn rào
chắn bằng xe tăng thiết giáp và lớp lớp quân đội nơi giới tuyến,
chúng tôi cũng sẽ theo tiếng gọi thiêng liêng của đồng bào, đồng
chí miền Nam, của Tổ quốc, sẵn sàng đạp lên sắt thép mà trở
về cùng nhân dân miền Nam kề vai sát cánh chiến đấu chống
quân thù. Há chẳng phải chúng tôi đã từng nhiều lần vượt qua
bao nhiêu phòng tuyến bao bọc bằng tầng tầng lớp lớp rào kẽm
gai, những bãi mìn dày đặc với đủ các kiểu tuần tra canh gác,
ung dung vào tận hang ổ của chúng để mà đánh, mà tiêu diệt?
1. Trong hồi ký Mandate for Change, Tổng thống Eisenhower tin chắc là Hồ Chí Minh sẽ
nhận 80% số phiếu. Do đó, ngay khi chữ ký trên Hiệp định Genève chưa ráo mực, Ei-
senhower đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 21-7-1954: “Chúng ta không phải là một
bên [ký Hiệp định] và không bị ràng buộc bởi những quyết định đạt được ở Hội nghị
[Genève]” (Mandate for Change, tr. 449), (Dẫn từ bài viết của Nguyễn Trọng Xuất).
262 Nguyễn Long Trảo