Page 5 - tap 2 phan 1
P. 5

một bài viết được đăng tải trên Tạp chí Đồng Tháp xưa và nay, số
           37, tháng 7-2012.

               Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định lập lại hòa bình ở ba
               nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia được ký kết tại Genève.
               Trước ngày hòa bình thì trên cả nước Việt Nam, từ rừng sâu

               bưng lầy hẻo lánh đến làng mạc phố phường, từng chiến sĩ du
               kích, từng đơn vị vũ trang lớn, nhỏ đang thừa thắng xông lên
               diệt địch, khí thế bừng bừng, có đêm hạ hàng tá đồn bót giặc,
               có ngày diệt và làm tan rã hai, ba tiểu đoàn địch, vùng giải
               phóng mở rộng thênh thang, cờ đỏ sao vàng Việt Minh tung
               bay tứ phía, quân địch khiếp vía kinh hồn, bị diệt thì ít mà bỏ

               chạy, tan rã thì nhiều.

               Không, sao lại ngừng tấn công nhỉ? Ta đang thắng lợi kia mà?
               Sức ta còn đủ để nỗ lực thừa thắng xông lên giải phóng hoàn
               toàn Tổ quốc thân yêu. Thời cơ này hết sức thuận lợi sao ta
               không nắm lấy mà ngừng lại nửa chừng? Và vì sao lại vĩ tuyến

               17 mà không là 13 hay ít hơn 16? Mừng vui thật sự vì hòa
               bình đang đến. Đất nước rồi đây độc lập, dân ta tự do xây
               dựng hạnh phúc lâu dài. Nhưng ấm ức trong lòng rằng ta bị
               thiệt thòi, kết quả đạt được của Hiệp định Genève chưa tương

               xứng với thắng lợi của ta!
               Hôm nay chia tay để ngày mai gặp lại trong cảnh huy hoàng của

               Tổ quốc thân yêu, chỉ có lòng tin sắt đá ấy mới gạt được mọi ưu
               tư. Mới hôm qua vừa ngừng tiếng súng anh đã mơ về xóm ấp quê
               hương. Người Việt Nam nào lại không gắn bó tình cảm của mình
               với bà con làng mạc, một cảnh cụ thể của Tổ quốc bao la, vì tình

               cảm ấy mà quyết tâm ra đi chiến đấu đến thắng lợi mới trở về.
               Thế mà nay thắng lợi rồi thì được lệnh chuyển quân tập kết

               về miền Bắc xa xôi, cách trở cả nghìn cây số. Đành rằng miền



                                                                Nối lại đôi bờ   259
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10