Page 6 - tap 2 phan 1
P. 6

Bắc, miền Nam vẫn là Tổ quốc của ta, vì Tổ quốc thống nhất
               ấy mà ta sẵn sàng hy sinh cả tính mạng.

               Đi hay ở? Lòng anh chiến sĩ thật bâng khuâng, xao xuyến. Biết
               bao gia đình chia năm xẻ bảy. Những chuyện như vậy là phổ

               biến. Không phải chỉ phổ biến với những người miền Nam tập
               kết mà có lẽ cả với người miền Bắc bị địch dụ dỗ và lừa gạt
               vào Nam. Và vì vậy mà “hai năm” đã trở thành nỗi mong chờ
               của hàng triệu trái tim Việt Nam thời ấy.

               Cấp trên đã phổ biến cặn kẽ kế hoạch ai đi, ai ở. Đi hay ở
               không còn chỉ có cái nghĩa thông thường là ở lại và ra đi, mà
               nó là nhiệm vụ thiêng liêng được giao cho mỗi cán bộ, chiến sĩ.

               Ta đã ký Hiệp định Genève, ta làm đúng theo quy định: bộ
               đội chiến đấu phải đi tập kết, người kháng chiến khác ở lại
               sống như dân thường dù người ấy là đảng viên hay hội viên
               nông hội. Ta sẽ gặp lại, sum vầy sau hai năm tổng tuyển cử.

               Gần chín năm trời xa nhà đi chiến đấu còn được, hai năm
               đâu có sá gì!

               Đọc bài viết, tôi cảm thấy ông rất có lý khi thắc mắc tại sao lại
           họp bàn và ký kết Hiệp định Genève với những điều khoản như
           thế. Thế nhưng sau này, khi tìm hiểu những vấn đề có liên quan

           đến việc ký kết Hiệp định Genève năm 1954 trong quyển Lịch sử
           Nam Bộ kháng chiến do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch
           Hội đồng chỉ đạo biên soạn, tôi lại biết thêm một sự thật lịch sử

           mà suy cho cùng chắc khó có thể làm khác hơn:
               Sau cuộc đụng đầu Trung - Mỹ ở Triều Tiên, hai nước Liên
               Xô - Trung Quốc lựa chọn chính sách cùng tồn tại hòa bình,
               thi đua kinh tế hòa bình, làm dịu tình hình quốc tế và đều
               không muốn Đông Dương trở thành một Triều Tiên mới để bị

               lôi cuốn vào một cuộc đối đầu với Mỹ.



           260   Nguyễn Long Trảo
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11