Page 48 - tap 2 phan 1
P. 48
những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, khiến tình hình xã hội,
đặc biệt là ở nông thôn trở nên cực kỳ căng thẳng. Ban Chấp hành
Trung ương Đảng phải đứng ra nhận trách nhiệm trước toàn dân,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khóc và nhận khuyết điểm trước Hội
nghị Trung ương, để rồi sau đó tiến hành các bước sửa sai rộng
khắp trên miền Bắc.
Riêng bản thân tôi, tôi lại cảm thấy có cái gì đó không hay
thậm chí là đáng buồn từ “hơi hướng” của Cải cách ruộng đất, đặc
biệt là trong cách nhìn về thành phần giai cấp. Cho dù trước kia,
khi mới vào tham gia kháng chiến, thành phần xuất thân vẫn là
một mục không thể thiếu trong việc kê khai lý lịch: có người là bần
nông, có người là cố nông, cũng có người là con em địa chủ hoặc
con em tư sản, nhưng không ai để ý đến ai, lúc nào cũng cùng sống
chết bên nhau trong hy sinh gian khổ. Bây giờ thì khác, sự tách biệt
bắt đầu phát sinh, người ta có cách nhìn khác hơn đối với những ai
xuất thân từ những gia đình thuộc tầng lớp trên. Trong học hành,
trong đề bạt cất nhắc, câu ưu tiên bần cố nông luôn đặt lên hàng
đầu, rất hiếm thấy trường hợp người xuất thân từ “giai cấp bóc lột”
lại được quan tâm cân nhắc. Từ việc nhỏ dẫn đến việc lớn, đã xảy
ra không ít mặc cảm, tự ti, thậm chí là bất mãn, đôi khi đưa đến
những hậu quả đau lòng. Và còn rất nhiều câu chuyện khác nữa về
phân biệt đối xử mà có lẽ nhiều người đã được biết.
Tháng 02-1955, Tiểu đoàn chúng tôi được giao nhiệm vụ đi
chống di cư ở vùng Bùi Chu, Phát Diệm. Đây là vùng Công giáo
toàn tòng, từng là nơi khét tiếng chống Việt Minh hồi còn kháng
chiến. Sau khi hòa bình lập lại, bọn phản động còn sử dụng con
bài tôn giáo để ra sức tuyên truyền xuyên tạc, nào là “cộng sản
diệt đạo”, nào là “Chúa đã vào Nam”, hòng dọa dẫm và lôi kéo
bà con giáo dân di cư vào Nam, mục đích đưa đồng bào vào làm
302 Nguyễn Long Trảo