Page 47 - tap 2 phan 1
P. 47
dân thì thi nhau lên đài nhảy tưng tưng, trỏ ngón tay vào mặt xỉa
xói, hạch tội, mà ráng nghe mãi cũng chẳng thấy có tội nào đáng
tội. Lắm lúc còn thấy người ta vì quá “căm thù” nên đã túm lấy tóc
các ông bà địa chủ mà đánh, kèm theo những lời tố khổ đặc giọng
xứ Thanh: “Tiên sư bố nhà mi, cả nhà mi ức hiếp nhà choa... Mi
để cho con tru (trâu) nhà mi nó đến ăn lọa (lúa) nhà choa...”. Khi
trở về, tôi từng nói riêng với bạn bè: “Ông nội tao còn không căm
thù nổi, thì làm sao có thể bắn với giết mà nói chuyện mang đạn
hay không mang đạn.” Chỉ có điều là khi dự đấu tố thì phải tỏ thái
độ đồng tình để khỏi bị quy là “mất lập trường giai cấp”.
Tham gia nhiều cuộc đấu tố, tôi lại nhớ tới câu chuyện tạm
cấp đất năm 1951 - 1952 ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ mà tôi từng
chứng kiến và thấy có nhiều khác biệt. Đối với giai cấp địa chủ,
Nhà nước phân loại và có chính sách rõ ràng: những địa chủ đang
sống trong vùng giải phóng thì vận động hiến đất (có trường hợp
như ông Huỳnh Thiện Lộc, người đã tự nguyện hiến cả ngàn héc-
ta đất nên được xác nhận là địa chủ yêu nước và mời tham gia vào
công tác kháng chiến; còn người đồng hành với ông là bà Huỳnh
Thiện Lộc thì đã không ít lần đãi cho cả đại đội chúng tôi món chè
đậu xanh nước cốt dừa; năm 1954 bà cũng tập kết ra miền Bắc rồi
sau này tục huyền với nhà văn Hoài Thanh); ruộng đất của những
địa chủ vắng mặt thì Nhà nước quản lý, của những địa chủ làm
việc cho Pháp thì tịch thu vĩnh viễn. Với cách làm này thì không
ai đấu tố ai, cả xã hội đều vui, mà ruộng đất vẫn trở về với nông
dân, vừa có thể đảm bảo nguồn sống cho gia đình, vừa có nguồn
đóng góp nuôi quân.
Được biết phong trào cải cách ruộng đất kéo dài cho đến năm
1956, về sau còn kết hợp triển khai công tác chỉnh đốn tổ chức.
Tuy đạt được thành quả không thể phủ nhận là đưa được ruộng
đất về tay nông dân, nhưng trong quá trình thực hiện đã để xảy ra
Nối lại đôi bờ 301