Page 46 - tap 2 phan 1
P. 46
xưa kia mỗi lần chúng tôi đến đóng quân thì cũng mươi bữa nửa
tháng trở lên, nhưng lúc nào họ cũng tỏ ra ân cần niềm nở. Còn
nhớ khi ấy chúng tôi đương rất trẻ, chưa thật sự có ý thức, lại rất
mê đánh tú-lơ-khơ, có lúc chong đèn chơi đến khuya, trong khi
nhà họ không có đủ dầu để thắp sáng, cũng có lúc cãi nhau rân
trời đất làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của đồng bào
nhưng không bao giờ nghe họ phàn nàn, lắm lúc lại còn mang cho
chúng tôi ấm nước chè, nước vối.
Cũng trong thời gian chúng tôi đóng quân ở Thanh Hóa đã
diễn ra một sự kiện mà chúng tôi thực sự cảm thấy bất ngờ và lạ
lẫm: đó là việc thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, phát động
nông dân đứng lên đấu tố địa chủ để đòi lại quyền lợi về ruộng đất
và yêu cầu họ phải đền tội trước những gì mà họ đã từng gây ra
đối với giai cấp nông dân.
Là bộ đội, chúng tôi từng được giáo dục “thấm nhuần” quan
điểm giai cấp là ghét địa chủ theo một ngạn ngữ của Trung Quốc
là “quạ ở đâu cũng đen”, và thường được huy động tham gia các
cuộc đấu tố làm hậu thuẫn cho nông dân đấu tranh. Trước mỗi
lần như vậy chúng tôi được yêu cầu triệt để đứng về phía nông
dân, phải “thực sự căm thù giai cấp địa chủ”. Mà có một lực
lượng vũ trang lăm lăm súng ống trong tay ngồi trước trường
đấu thì có lão địa chủ nào, dù có kiên cường hoặc ngoan cố đến
mấy lại không run sợ? Khi đi dự các cuộc đấu tố thì quy định
chỉ được mang súng mà không được mang theo đạn, e rằng lúc
căm thù bộc phát có khả năng sẽ nổ súng vào địa chủ, dễ xảy ra
chết người.
Chứng kiến cảnh diễn ra giữa người đấu và người bị đấu lắm
lúc cũng khiến cho người xem không nhịn được cười. “Tên địa
chủ” thì quỳ gối, có lúc bị trói, có lúc không, còn các ông bà nông
300 Nguyễn Long Trảo