Page 44 - tap 2 phan 1
P. 44
4. Những tháng ngày đầu tiên trên đất Bắc
Quá chiều ngày 01-11-1954 tàu đến bờ biển Sầm Sơn, nhưng
vì là tàu loại lớn không vào sát bờ được, nên các tàu há mồm của
Pháp phải đến cập mạn chuyển bộ đội vào đến tận đầu cầu phao
làm bằng tre bắc từ bờ ra. Từ xa chúng tôi đã nhìn thấy đồng bào
Thanh Hóa cầm cờ đỏ sao vàng đứng hai bên đường vẫy chào bộ
đội và cán bộ miền Nam ra tập kết.
Chúng tôi lưu lại trạm đón tiếp để được bồi dưỡng lấy lại sức
sau mấy ngày đêm đi tàu vất vả. Hằng ngày chúng tôi đều được ăn
uống đầy đủ và toàn là những món ăn ngon, trong lúc đó chúng
tôi biết rất rõ là đồng bào Thanh Hóa đang bị đói. Dĩ nhiên chuyện
bồi dưỡng chiêu đãi là của Chánh phủ, nhưng khi nhìn thấy cảnh
người ta mừng rỡ cắc ca cắc củm túm mang về nhà những chỗ ăn
dư thừa của các anh em chúng tôi, sao mà thấy thương quá chừng!
Sau vài ngày nghỉ dưỡng lại sức, chúng tôi rời trạm đón tiếp
về đóng quân trong các nhà dân ven bờ Bắc đê sông Mã, gần cầu
Hàm Rồng, thuộc xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa.
Đến ở trong nhà dân, sống chung với dân, mới thấy hết được
mọi cơ cực đói rét của đồng bào. Khi còn ở miền Đông, chúng tôi
đã từng chịu đói, nhưng đói có nghĩa là ăn chưa đủ no chớ lúc nào
trong bụng cũng có thứ lương thực nào đó, nếu không phải cơm
thì là ngô, không phải ngô thì là khoai củ, còn nói ăn cháo ăn rau
khi đói cũng chỉ là cách nói theo thói quen. Còn đồng bào ở đây
thì sao, may lắm là có cháo loãng nấu với rau má, hoặc củ chuối,
và thậm chí có lúc chỉ toàn là rau má hoặc củ chuối, thứ mà lần
đầu tiên trong đời tôi mới thấy người ta ăn thay cơm, có lúc ăn
cũng không đủ no. Còn quần áo thì một màu đen hoặc màu nâu,
vá chằng vá đụp, và vì không có xà bông để giặt nên đầy rận là rận,
298 Nguyễn Long Trảo