Page 100 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 100

Nghiên cứu phát triển                                83


                 Từ khi Gia Long lên ngôi (1802), vai trò kinh tế-xã hội
             của kênh Bà  Bèo này ngày càng trở nên quan trọng.  Nhìn
             từ góc độ phát triển, đây là  một công trình mang tính khoa
             học và tính thực tiễn cao, đánh dấu bước ngoặt lớn đầu tiên
             của quá  trình khai phá Đồng Tháp Mười.  Từ đời Gia Long
             đến đời Tự Đức, con kênh này mở ra một vùng phồn thịnh,
             góp  phần  phát  triển  khu  vực  Tân  An  (tỉnh  Long  An),  Cai
             Lậy, Châu Thành (tỉnh Tiền Giang).  Đến thời thuộc Pháp,
             con  kênh  này  càng  mang  tính  chiến  lược  về  mặt  kinh  tế.
             Đây là đường vận tải thủy chủ yếu từ vùng đồng bằng sông
             Cửu  Long  lên  Chợ  Lớn  (qua  Cai  Lậy,  sang  Vàm cỏ  Tây,
             Vàm Cỏ  Đông,  Bến Lức,  Chợ Đệm).  Vì vậy,  người Pháp
             gọi kênh này là kênh Thương Mại (Arroyo commercial)(1).

                 Cũng  cần  ghi  nhận  một  công  trình  thủy  lợi  khác,  có
             trước kênh Bà  Bèo nửa  thế kỷ,  tuy không nằm trong vùng
             Đồng  Tháp  Mười  nhưng  đã  có  tấc  động  rất  lớn  đến  quá
             trình  phát  triển  đồng  bằng  sông  Cửu  Long  nói  chung  và
             Đồng Tháp Mười nói riêng, -  đó là con sông đào Bảo Định.
             Sông này do Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cửu Vân huy động
             dân binh đào vào năm  1705.  Sông đào này chạy dọc theo
             phía  đông,  cách ranh giới  Đồng Tháp Mười  khoảng  3  km,
             nối liền sông Mỹ Tho với sông Vũng Gù (Vàm cỏ Tây), -
             được  đặt tên  là  Bảo Định  Hà  (nay  gọi  là  rạch Bảo Định).
             Mục đích của việc đào kênh này không nhằm vào nhu cầu
             thủy lợi, mà là để mở ra một tuyến giao thông thủy nối liền
             sông Tiền  với  sông  Vàm  cỏ  Tây,  đồng  thời  tạo  thuận  lợi




             (1)   Xem thêm : Sơn Nam. - Đồng Tháp Mười xa xưa. Trong : Võ Trần
                 Nhã  (chủ biên). - Gửi người đang sống - lịch sử Đồng Tháp Mười.
                 Nxb. Thành phô" Hồ Chí Minh,  1993,  tr.  12.
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105