Page 99 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 99

82                                      Đồng Tháp Mười







                  I.  Từ buổi đầu đến năm   1975


                      1.  Trước thời thuộc Pháp

                      Vùng Đồng Tháp Mười  như tên gọi  ngày nay  (gồm cả
                 các  phần  đất  thuộc  tỉnh  Long  An,  Đồng  Tháp  và  Tiền
                 Giang) đã  thấy ghi trong Định Tường toàn đồ (1836), -  với
                 tên gọi chung “lâm tẩu”.  Theo bản đồ này, trên toàn vùng
                 chỉ thấy có mương rạch tự nhiên.  Việc đào kênh hoặc việc
                 nạo vét mương rạch tự nhiên nhằm mục đích sản xuất nông
                 nghiệp (một hành động mang ý định thủy lợi hóa) chưa thấy
                 ghi trong sử sách ở giai đoạn này.

                     Tuy  nhiên,  nếu  xét  từ  góc  độ  quân  sự,  thì  công  cuộc
                 đào kênh nhằm phục vụ  yêu cầu chiến tranh đã  có  từ khá
                 sớm.  Đó  là  kênh  Bà  Bèo,  được  đào  vào  năm  1785.
                 Nguyên  ủy  của  con  kênh  này  như sau  :  năm  1785,  quân
                 Đông Sơn và phe Nguyễn Ánh bị thất trận liên tiếp, rút vào
                 Đồng Tháp Mười.  Tướng Tây Sơn là  đô  đốc Nguyễn Trấn
                 muôn cô lập lực lượng của Nguyễn Ánh, dồn lực lượng này
                 vào  vùng  sâu  của  Đồng  Tháp  Mười,  cắt  đứt  mối  liên  lạc
                 của  nó  với  vùng phía  nam  trù  phú  và  đông  dân  cư.  Ý  đồ
                 chiến  lược  này  được  cụ  thể  hóa  bằng  cách  đào  một  con
                 kênh nối Rạch Chanh (phía sông Vàm cỏ Tây) với sông Ba
                 Rài  (nối vào sông Tiền).  Ban đầu, con kênh này được gọi
                 là Kênh Mới Rạch Chanh, về sau được gọi là kênh Bà Bèo,
                 - v à   đây  chính là  con kênh đầu tiên được đào  trong  vùng
                 Đồng Tháp Mười.
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104