Page 101 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 101
84 Đồng Tháp Mười
cho việc vận chuyển lúa gạo từ đồng bằng sông Cửu Long
lên Sài Gòn. Đến năm 1819 vua Gia Long lại cho đào rộng
và vét sâu rạch này, - cũng với những mục đích như vừa
nói. Tuy vậy, rạch Bảo Định cũng có tác dụng về mặt thủy
lợi, - tạo điều kiện để khai phá những dải đất dọc hai bên
rạch, sớm mở ra được một vùng canh tác lúa khá phát triển
(1). Trong thời thuộc Pháp, con sông đào này vẫn chỉ đón2
vai trò giao thông là chính, và chủ yếu được sử dụng vào
việc liên lạc thư tín từ Tân An xuông Mỹ Tho, rồi đưa về
các tỉnh khác ở miền Tây, - vì vậy người Pháp gọi đây là
Kênh Bưu Điện (Arroyo de la Poste). Hiện nay, trong điều
kiện đường bộ tuyến Tân An - Mỹ Tho đã rất thuận tiện,
rạch Bảo Định không còn đóng vai trò quan trọng về mặt
giao thông nữa.
về giao thông bộ, trong các thời chúa Nguyễn và nhà
Nguyễn, chưa có con đường nào đuỢc xây dựng ở Đồng
Tháp Mười. Người ta chỉ được biết đến tên của một vài con
đường mòn do dân chúng đi lại trong hoạt động khai thác
tài nguyên thiên nhiên, lâm sản, làm ruộng dần dần lâu
ngày được vạch ra. Trong sô" đó có đường Thét (Thét, có
nghĩa là vạch ra, mở những bước đầu tiên ở nơi hoang
vắng), đường Gạo (có lẽ là đường vận chuyển lúa gạo từ
phía Cái Bè, Cai Lậy). Ngoài ra còn có những con đường
mòn từ ngoại vi vào khu vực Gò Tháp ở trung tâm Đồng
Tháp Mười, như đường từ cần Lô" phía sông Tiền vào,
(I)
Xem thêm : Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam. UBKHXH,
Nxb KHXH, 1987.