Page 105 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 105
88 Đồng Tháp Mười
Giai đoạn 1884 - 1954. Từ năm 1884, khi chiếm được
toàn bộ Việt Nam, người Pháp bắt đầu chuyển hướng chiến
lược : đào kênh vừa kết hợp giao thông với thủy lợi, nhằm
mục đích mở rộng vùng khai hoang để kinh doanh đất. Và
vì vậy, người Pháp chỉ nhìn thấy môi lợi ở những vùng dễ
khai thác ở phía tây và nam sông Hậu, và vùng giữa sông
Hậu - sông Tiền. Pháp đưa nhiều tàu cuốc lớn vào đào một
loạt các con kênh ở những vùng vừa nói. T'uy nhiên, vùng
Đồng Tháp Mười vẫn hoàn toàn không được người Pháp để
ý đến. Trong nhận thức của người Pháp, Đồng Tháp Mười
chỉ là vùng đất thuộc loại “cánh đồng không sinh lợi”
(plaines improductives).
Mãi đến năm 1895, công trình thủy lợi quan trọng đầu
tiên, dưới thời Pháp thuộc, ở Đồng Tháp Mười mới được
khởi công. Công trình này là sáng kiến của một ngựời Việt, „
- tên là Trần Bá Lộc, - làm Tổng đốc trong chính quyền cai
trị. Trần Bá Lộc với kinh nghiệm tích lũy được từ công
cuộc khai phá của nhiều thế hệ cư dân Đồng Tháp Mười,
đã đề ra một kế hoạch đào kênh để tiêu nước từ vùng ngập
Cái Bè ra sông Tiền nhằm khai thác khu vực ỡ phía nam
Đồng Tháp Mười này. Người Pháp lúc đầu không tin tưởng
gì vào kế hoạch này, nên không đầu tư kinh phí, chỉ chấp
thuận cho tiến hành bằng kinh pbí “tự có” và cũng chỉ cho
phép đào thử nghiệm hai đoạn kênh dài tổng cộng chỉ có 8
km, rộng 3 mét.
Kênh Tổng đốc Lộc được thực hiện hoàn toàn do công
làm xâu của người dân trong vùng, đào bằng tay. Do tính
chất đặc thù của vùng đất Đồng Tháp Mười, việc đào con
kênh này đã phải thực hiện trong những điều kiện hết sức