Page 106 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 106

Nghiên cứu phát triển                                 89


                 khó  khăn.  Để  đào được  con  kênh chính,  người  ta  đã  phải
                 đào  một  loạt các  kênh  nhánh  trước  (từ rạch  Cái  Bè  -  Cai
                 Lậy  lên  phía  bắc)  để  từ đó  đưa  nhân  công,  nước  uống  và
                 phương  tiện  hậu  cần  vào  vùng  sâu,  -   nơi  thi  công  tuyến
                 kênh chính.  Và  do vậy,  một hệ  thống kênh nhánh đã  hình
                 thành  trước  khi  kênh  chính  được  hoàn  thành.  Các  kênh
                 nhánh  này, -  mà  ngày  nay  vẫn tiếp  tục  đóng  vai  trò  quan
                 trọng, -  mang tên :  Kênh  1, Kênh 2, Kênh 3, Kênh 4, Kênh
                 5,  Kênh 6, Kênh 7.  Kênh 8,  Kênh 9,  Kênh  10 nối  liền rạch
                 Cái  Bè  - Cai Lậy  với  kênh chính.  Tổng cộng chiều dài  10
                 con kênh nhánh nối vào kênh chính là  118,8 km, -  trong đó

                 kênh  1 dài  6 km;  kênh  2  :  8  km; kênh  3  :  9,8km;  kênh 4  :
                  11,5 km;  kênh 5  :  18,1  km;  kênh 6 : 21,5 km; kênh 7 :  10,5
                 km;  kênh 8 :  11,5 km;  kênh 9 :  10,5 km;  kênh  10 :  11,4 km
                 (1).  (Đến những năm  1900 -  1901, nhà  cầm quyền Pháp lại
                 cho  đào  thêm  các  kênh  nhánh  khác  :  Kênh  25,  Kênh  26,
                  Kênh 27, Kênh 28, Kênh 29) m.

                      Việc  thử  nghiệm  tỏ  ra  thành  công,  và  từ  năm  1896,
                 Trần  Bá  Lộc  được  phép  mở  rộng  đến  10  mét đoạn  kênh
                 chính dài  46,2 km.  Kênh này  sau khi  hoàn  thành  đã  được
                  viên Toàn quyền Đông  Dương chấp thuận  đặt  tên  là  kênh
                 Tổng đốc Lộc (thời đầu thế kỷ  cũng còn gọi là  Kênh Mới).
                  Kênh  chính Tổng  đốc  Lộc,  một đầu  nối  vào  rạch  Bà  Bèo
                  (do Đô đốc Nguyễn Trấn chủ  trương đào, thời Tây Sơn) và
                  một đầu nốì  vào Rạch Ruộng thông  với  sông Tiền,  ở  vị  trí
                  thuộc huyện Cái  Bè.  Công  trình này  hoàn  thành  vào năm



                  (l>   Géographie physique, économique et historique de la Cochinchine,
                      IV Facicule - Monographie de la province de Mỹ Tho. Sđd., p. 20.
                  (2)   Xem thêm : Phan Khánh (chủ biển). - Sơ thảo lịch sử thủy lợi  Việt
                      Nam (tập ì). Nxb. Khoa học xã  hội, Hà Nội,  1981, tr.  192 -  193.
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111