Page 111 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 111
94 Đồng Tháp Mười
An và Đồng Tháp. Ở đây vốn đã có một sô" kênh trục và
kênh nhánh được xây dựng từ trước, nên công tác thủy lợi
trong giai đoạn 1976 - 1987 tập trung vào việc nạo vét, cải
tạo hệ thống kênh mương sẩn có. Một loạt các kênh rạch
như Kênh 5, Kênh 6, xẻo Xịn, Chà Là, Rạch Ruộng, v.v...
đã được vét lại khá sớm. Nhìn chung, phần lớn các công
trình thủy lợi trong những năm này đều tập trung vào vùng
rìa Đồng Tháp Mười. Các công trình ở vùng sâu được nạo
vét, cải tạo muộn hơn, - khoảng những năm từ 1987 trở đi.
Một trạm bơm tại Tam Hiệp, theo Dự án Tân An, đã
được xây dựng vào năm 1979 nhằm tưới tự chảy (nâng mực
nước trong kênh cao hơn mặt ruộng để tự chảy vào ruộng
theo ý muô"n), - qua một hệ thông gồm một kênh trục (dài
11 km), 9 kênh chính và các kênh sườn cấp dưới. Lưu vực
dự kiến ban đầu của trạm bơm là 1.200 ha theo Dự án Tân
An, đến năm 1978 phía Việt Nam đã nâng lên 6.500 ha.
Đây là lần đầu tiên ở Đồng Tháp Mười có một hệ thông
trạm bơm khá lớn và ruộng lúa được tưới tự chảy qua kênh
nổi hoặc nửa nổi nửa chìm. Tuy nhiên, trong thực tế, ở
trạm bơm Tam Hiệp, cho thây hệ thống này đã không tưới
tự chảy được trên toàn diện tích phụ trách theo thiết kế.
Đến năm 1982, diện tích được tưới tự chảy chỉ là 200 ha,
phần còn lại vẫn phải dùng các máy bơm nhỏ để bơm tiếp
đưa nước lên ruộng. Thất bại này có nhiều nguyên nhân
nhưng phần chính vẫn là do kỹ thuật và quản lý, đó là : (a)
Đôi với một kếnh nổi dài đắp bằng đất thì việc duy trì được
các chỉ số thiết kế ban đầu (độ dốc đáy kênh, độ nhám lòng