Page 109 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 109
92 Đồng Tháp Mười
tạo, phát triển thủy lợi nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung
ở vùng này cũng chỉ nằm trên giấy, không được thực hiện.
Người ta chỉ ghi nhận được một vài công trình nhỏ nhằm
nạo vét hoặc đào mới một sô" kênh giới hạn trong phạm vi
phía nam Đồng Tháp Mười ven sông Tiền, thuộc tỉnh Tiền
Giang.
Giai đoạn 1954 -1975. Trong những năm từ 1954 đến
1975, sô" lượng công trình thủy lợi được xây dựng tại Đồng
Tháp Mười không nhiều. Trên tiểu vùng thuộc tỉnh Long
An, sau mùa lũ năm 1957, nhân dân có đào kênh 12 ở Mộc
Hóa. Trên tiểu vùng thuộc tỉnh Đồng Tháp cũng có một sô"
công trình thủy lợi đã được thực hiện, trong đó quan trọng
nhâ"t là kênh Đồng Tiến. Kênh này bắt đầu được tiến hành
đào từ năm 1959, bằng xáng cạp, đến 1961 mới hoàn thành.
Kênh dài 40 km, rộng và sâu, tiêu nước và rửa phèn cho
một khu vực khá rộng lớn đồng thời nốì liền sông Tiền và
Gãy Cờ Đen. Với con kênh này và sự nôi tiếp của kênh Kỳ
Hương, giao thông đường thủy từ sông Tiền đến sông Vàm
Cỏ Tây, và xa hơn từ Châu Đô"c đến Long An đã trở nên
thuận tiện hơn râ"t nhiều. Trên tiểu vùng thuộc tỉnh Tiền
Giang chỉ có vài đoạn kênh ngắn được đào ở Khu Thí
nghiệm Long Định (nay là Trung tâm Cây ăn quả đồng
bằng sông Cửu Long) và kênh Cai Lậy chạy dọc quôc lộ 1
(dài 15 km). Vào năm 1973, một dự án khả thi về thủy lợi
được dự định triển khai với sự tài trợ của Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB). Phạm vi của dự án này bao gồm phần
đâ"t từ phía nam kênh Tổng đô"c Lộc - sông Vàm cỏ Tây -
đến quô"c lộ 1, trong đó phần thuộc tỉnh Định Tường (cũ) là
23.000 ha và phần thuộc tỉnh Tân An (cũ) là 15.000 ha (khu