Page 163 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 163

Nghiên cứu phát triển                              147

             những con kênh được đào đã  có  hàng ngàn hecta  đất được
             khai thác.

                 Tác động mạnh mẽ không kém công cuộc đào kênh đôi
             với  nông  nghiệp Đồng  Tháp  Mười  và  vùng  Tứ  giác  Long
             Xuyên cho đến giữa thế kỷ này là  việc phổ biến giống lúa
             nổi (riz flotant).  Giống lúa nổi này với những đặc điểm có
             thể phát triển nhanh vượt theo mực nước dâng, đã được đưa
             từ  Campuchia  về  trồng  thử  ở  Châu  Đốc  rồi  nhanh  chóng
             phổ biến ra khắp vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp
              Mười.  Nhờ  giôTig  lúa  này,  người  nông  dân  Đồng  Tháp
              Mười đã khắc phục được tình trạng lúa bị ngập úng gây ra
              bởi  nước  lũ  (ở  mức  trung  bình)  tràn  về  đây  hàng  năm  từ
              tháng Tám, tháng Chín.  Nông nghiệp Đồng Tháp Mười đã
              thực sự phát triển với cây lúa nổi và  chỉ trong 30 năm đầu
              thế kỷ XX, đã có đến 434.000 ha ruộng mới khai phá, trong
              đó  diện  tích  lúa  tăng  lên  chủ  yếu  do  trồng  lúa  nổi  là
              293.000  ha  (1).  Nhiều  nơi  nông  dân  chỉ  canh  tác  toàn  lúa
              nổi,  như  ở  tổng  Phong  Thạnh  Thượng  (nay  thuộc  huyện
              Thanh  Bình  tỉnh  Đồng  Tháp)  năm  1927  có  25.000  ha  đất
              trồng  lúa  thì  tất  cả  đều  là  ruộng  lúa  nổi,  hay  ở  tổng  An
              Phước  huyện Hồng Ngự,  tỉnh Châu Đốc  (nay  có  một phần
              thuộc  huyện  Hồng  Ngự  tỉnh  Đồng  Tháp)  có  17.000  ha
              ruộng thì có đến 9.800 ha được trồng lúa nổi(2)...

                  Song song với sự phát triển nông nghiệp thì dân cư các
              nơi cũng dần dần qui tụ  về.  Có  thể  hình dung sự gia  tăng


              (1)   Nguyễn Minh Châu và Đặng Kim Sơn. - Hệ thống canh tác lúa nổi
                  ở đống bằng song Cửu Long,  Nxb. Thành phố Ho Chí Minh,  1988,
                  tr.  17.
              (2)
                  Yves Henry. - Economie agricole de VIndochine.  Hà  Nôi,  1932, p.
                  267.
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168