Page 45 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 45
26 Đồng Tháp Mười
triều cường, nên nước mặn được đẩy lên rất xa về phía
thượng nguồn sông và lan tỏa rộng theo các kênh rạch.
Trên địa phận tỉnh Long An, độ mặn 4 g/lít xâm nhiễm xa
tới trên 100 km về phía thượng nguồn, có khi tới 140 km,
tính từ cửa biển. Trên địa phận tỉnh Tiền Giang, nhiều khu
vực bị nhiễm mặn từ tháng Ba đến tháng Năm, với độ mặn
2 - 3 g/lít. Một phần huyện Tân Phước bị nhiễm mặn với
nồng độ 1 - 4 g/lít suốt từ tháng Giêng đến tháng Năm.
Mặt khác, sự gia tăng các hoạt động của con người, - nhất
là sự khai thác thái quá lượng nước ngọt hiếm hoi ở đây
trong mùa khô, - là yếu tô" làm cho sự nhiễm mặn trở nên
phức tạp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tình hình
nhiễm mặn càng ngày càng gia tăng. Chẳng hạn, năm 1993
độ mặn 1 g/lít đã tiến xa lên đến phía trên thị trân Vĩnh
Hưng, gần biên giới Campuchia. Năm 1995, độ mặn ở Mộc
Hóa đã lên đến 4 g/lít. Trên kênh Lagrange, tại Kiến Bình
(huyện Tân Thạnh, Long An), độ mặn đã lên tới 5,6 g/lít.
Năm 1998, ngay từ giữa tháng Tư, nước mặn đã xâm nhập
sâu hơn 100 km theo hai tuyến Vàm cỏ Đông và -Vàm cỏ
Tây, lên đến Mộc Hóa, Vĩnh Hưng. Thời gian giữ mặn
cũng ngày càng kéo dài hơn. Ở Tuyên Nhơn, trước đây độ
mặn trên 4 g/lít hầu như không có, hoặc chỉ xuất hiện
khoảng 10 ngày, đến nay hiện tượng này kéo dài tới trên 50
ngày (1).
Ngoài nước phèn và nước mặn, ở Đồng Tháp Mười còn
có loại nước bị ô nhiễm nặng do cây cỏ bị ngập úng lâu
ngày phân hủy ra tạo thành những vùng nước bẩn di động, -
( I)
Xem thêm : Mai Văn Quyền, Mai Thành Phụng, Nguyễn Quang
Cảnh và cộng tác viên. - Tài liệu đã dẫn.