Page 44 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 44
Nghiên cứu phát triển 25
Khoảng những năm đầu thập niên 80, hệ thống kênh
rạch còn ít, lượng nước lưu thông còn hạn chế nên diện tích
bị ảnh hưởng nước chua lan rộng tới trên 500.000 ha. Có
những khu vực thời gian bị nước chua kéo dài đến 10 tháng
hoặc hơn nữa. Sang đến những năm gần đây, chất lượng
nước có phần được cải thiện, nhờ sự phát triển của hệ thống
kênh đào mới, nước ngọt được đưa vào nhiều ở vùng trên,
đẩy nước chua lùi về phía hạ lưu. Hiện nay vùng bị ảnh
hưởng đă được thu hẹp dần, thời gian chua cũng được rút
ngắn lại, còn khoảng 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, gặp những
năm quá khô hạn (như năm 1993), vùng giáp nước bị
chuyển lên rất xa về phía thượng lưu làm cho vùng bị ảnh
hưởng chua mở rộng.
Đất phèn và nước chua khiến cho nhiều vùng ở Đồng
Tháp Mười không thể trồng được lúa ở vụ hè-thu. Thậm
chí, có những vùng như một số xã ở huyện Tân Phước (tỉnh
Tiền Giang) quanh năm không có mùa nào trồng lúa được,
- ít nhất là trong điều kiện như hiện nay.
Nước mặn. Sự xâm nhiễm mặn ở Đồng Tháp Mười do
tác động của thủy triều theo các sông Vàm cỏ Đông, sông
Vàm Cỏ Tây và sông Tiền. Trong đó, sông Vàm cỏ Tây
đóng vai trò chủ yếu trong việc làm nhiễm mặn nội đồng.
Vào cuối mùa khô, là thời kỳ lưu lượng sông xuống thâ'p
nhất, thì cũng trùng hợp với thời kỳ biển hoạt động mạnh,
Điều tra, dành giá diễn biển tự nhiên - kinh tế - xã hội vùng Đồng
Tháp Mười sau Ì0 năm khai thác (1986 - 1995). Tài liệu hội nghị
khoa học : Sử dụng tài nguyên nước vù hạn chế hậu qua lũ lụt vùng
Đồng Tháp Mười - Báo cáo tóm tắt- TP. HCM, 1995.