Page 43 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 43
24 Đồng Tháp Mười
phần do nước phèn từ thượng nguồn theo sông Vàm cỏ
Đông đổ vào. Ngoài ra, do nguyên nhân giao tiếp triều làm
cản trở sự tiêu thoát nước chua từ nội đồng ra các sông rạch
chính. Lượng nước chua không kịp tiêu thoát này ứ đọng
lại ở các vùng trũng thấp giáp triều. Vì vậy, sau khi lũ rút,
trong các tháng Mười Hai - tháng Hai, ở vùng Bắc Đông
(thuộc hai tỉnh Tiền Giang và Long An), vùng Bo Bo và
trung tâm Đồng Tháp Mười có xuất hiện nước chua với
nồng độ khá cao (1).
Mặt khác, nước chua ở Đồng Tháp Mười có nồng độ
thay đổi tùy từng năm, nói chính xác hơn là tùy tình hình lũ
lụt và hạn hán của từng mùa. Nếu năm trước có lũ lụt lớn,
thì đến mùa khô năm sau nước ít chua, - độ pH dao động ở
mức từ 3,5 - 6. Ngược lại, nếu lũ lụt nhỏ, nước sẽ có độ
chua cao, - có khi trị số pH đạt 2,5. Hạn hán là yếu tố làm
giải phóng phèn, - do hiện tượng mao dẫn, phèn ở tầng sâu
được đưa lên mặt đất và ôxy hóa, - nên cũng khiến gia
tăng nước chua. Trong trường hợp cực đoan, chẳng hạn vụ
hè-thu 1995, do hạn hán kéo dài, trị số pH của nước trên
đồng ruộng là 1. Ớ những khu vực có nước chua đến mức
như vậy cá cũng chết, cỏ năn cũng không phát triển nổi(2).
(1) Xem thêm : Vũ Văn Vĩnh, Nguyễn Duy Thuế. - Đánh giá diễn
biến nguồn nước mặt vùng Đồng Tháp Mười. Trong : Dự án Điều
tra, đánh giá diễn biến tự nhiên - kình tế - xã hội vùng Đồng Tháp
Mười sau 10 năm khai thác (1986 - 1995). Tài liệu hội nghị khoa
học : Sử dụng tài nguyên nước và hạn chế hậu quả lũ lụt vùng
Đồng Tháp Mười - Báo cáo tóm tắt. TP. HCM, 1995.
(2) Theo : Mai Văn Quyền, Mai Thành Phụng, Nguyễn Quang Cảnh
và cộng tác viên. - Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở Đồng Tháp
Mười thành công và những trở ngại cần khắc phục. Trong : Dự án