Page 46 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 46
Nịịhiên cứu phát triển 27
dân gian gọi là illoún nước thúi”, - rất độc hại đối với thủy
sinh vật và cây trồng. Trong nội đồng Đồng Tháp Mười
còn có những khu vực “giáp nước” mà ở đó sự trao đổi nước
rất yếu, nước hầu như bị dồn đọng ở một chỗ, nên bị ô
nhiễm nặng, chất lượng kém. Nguyên nhân là do tác động
triều làm cho nước chảy ngược, và trong trường hợp có hai
dòng chảy ngược giao hội với nhau, thì ở đó hình thành các
“giáp nước”. Hiện tượng này khá phổ biến ở những vùng
nội đồng, và là một y ế ' tố làm phức tạp thêm bức tranh về
môi trường của Đồng Tháp Mười.
Phèn, mặn và sự khan hiếm nước trong mùa khô đã hạn
chế rất nhiều khả năng thâm canh, tăng vụ trong lĩnh vực
canh tác cây trồng. Trên đại bộ phận diện tích, hầu như chỉ
có vụ đông - xuân, được bắt đầu khi nước lụt đã rút, là
tương đối thuận lợi. Trong vụ hè-thu, việc bố trí thời vụ là
cả một bài toán phức tạp : phải làm sao vừa tránh được
nước mặn khi gieo trồng, vừa “né” được lũ lụt ở thời điểm
thu hoạch. Trên nhiều khu vực rộng lớn ở Đồng Tháp
Mười, vụ hè-thu được xem như là vụ canh tác “bấp bênh”.
Thực tế trong những năm vừa qua, diện tích lúa hè-thu bị
mất trắng lên đến hàng chục ngàn hecta. Và cũng chính do
tính bấp bênh này nên trong nhiều trường hợp, người nông
dân đành chọn phương án bỏ đất trống không canh tác vụ
hè-thu.
* 3. Hệ sinh thái
Sự đa dạng sinh học. Đồng Tháp Mười là một vùng
thiên nhiên đặc thù, rất đa dạng về phương diện sinh thái,
trong đó đặc trưng nhất là hệ sinh thái đầm nội địa. Các